Khôi phục nhịp ký hiệu 5.1 Tổng quan
5.3.1 Bộ xét tương quan
Các khối con của bộ xét tương quan được miêu tả trong hình 5.6 Tạo sóng Xét tương quan Tín hiệu vào Tín hiệu ra Chuẩn hóa biên độ Xoay pha Tín hiệu vào Sóng mang
Hình 5.6: Bộ xét tương quan
Để tăng tính chính xác của việc xét tương quan, bộ tạo sóng mang sẽ phát ra các mẫu sin số của hai chu kì sóng mang. Các mẫu của hai chu kì sóng mang ngay sau đó sẽ được chuẩn hóa biên độ.
Khối chuẩn hóa biên độ: Khối chuẩn hóa biên độ sẽ nhân các mẫu
của hai chu kỳ sóng mang mang đưa vào với một hệ số thích hợp để biên độ sóng mang bằng với biên độ của ký hiệu đưa vào. Hệ số nhân chính bằng mẫu lớn nhất (biên độ) của ký hiệu thu được. Do bản chất của QAM là một sóng sin được điều chế pha-biên độ nên khối này sẽ hỗ trợ tìm lại biên độ của sóng QAM.
Khối xoay pha: Sau khi biên độ được chuẩn hóa, các mẫu sóng
mang đã được chuẩn hóa đó sẽ được đưa vào khối xoay pha. Từ các mẫu của hai chu kì sóng mang có được, khối xoay pha sẽ tiến hành lấy mẫu lại các mẫu đó cũng với tần số như vậy nhưng dịch pha 10 mức khác nhau. Việc lấy mẫu lại sẽ tạo ra 10 sóng mang khác pha nhau mà mỗi sóng có số mẫu nhỏ hơn 10 lần sóng mang ban đầu.
Khối xét tương quan: Đây là khối quan trọng nhất của bộ xét
tương quan. Như đã nói ở trên, khối xoay pha sẽ đưa ra 10 sóng mang số với 10 mức pha khác nhau đẩy vào bộ xét tương quan. Bộ xét tương quan sẽ so sánh các mẫu của ký hiệu thu được với các mẫu sóng mang phát ra từ khối xoay pha. Về mặt chi tiết, khối xét tương quan sẽ trượt ký hiệu thu được trên từng sóng mang một, sóng mang nào cho sai số tích lũy nhỏ nhất sẽ được coi là ký hiệu QAM chính xác và được đưa về xử lý ở các phần tiếp theo. Mô tả chi tiết quá trình xét tương quan sẽ được nêu ở phần tiếp theo của khóa luận.
Hình 5.7: Tương quan của một sóng QAM