Những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực

Một phần của tài liệu macangghenvanhungvandevanhoc-2011-10-03-dp (Trang 49 - 65)

hiện thực

Mác và Ăngghen đã vũ trang cho giai cấp vô sản cương lĩnh thẩm mỹ đúng đắn và sự hiểu biết một cách cụ thể, rõ ràng những nhiệm vụ của giai cấp công nhân trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Công việc nghiên cứu của những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác về những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực gắn liền với những điều này.

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, khi nói đến nhiệm vụ của văn học cách mạng xã hội chủ nghĩa Mác và Ăngghen đã bảo vệ nguyên tắc của tính chân thực hiện thực, đấu tranh chống việc lý tưởng hóa tách rời cuộc sống một cách giả tạo, chống chủ nghĩa chủ quan, khẳng định tư tưởng cho rằng nghệ sĩ cần phải đi sâu vào bản chất của các quan hệ giai cấp, chính trị, xã hội đương thời, để bằng tác phẩm của mình, có thể đem đến cho người lao động những lợi ích thiết thực.

Việc bảo vệ những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực được coi là một khuynh hướng cơ bản, hơn nữa, rất thiết thực đối với văn học và nghệ thuật. Đó là những nguyên tắc của những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác, thể hiện lòng mong mỏi phục vụ một cách công khai và thẳng thắn quyền lợi giải phóng những người lao động, chứ không phải là biểu hiện của những sở thích và ham mê cá nhân hẹp hòi. Việc đưa ra những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực đã gắn liền với những đặc điểm cơ bản của thế giới quan cách mạng của Mác và Ăngghen, với bản chất lý luận của chủ nghĩa Mác.

Ngày từ năm 1842 - 1843, khi Mác còn là chủ bút tờ “Sông Ranh”, ông đã yêu cầu những điều sau đây với những cộng tác viên của mình: “Phải ít hơn nữa những võ đoán mơ hồ, những câu đao to búa lớn, phải bớt đi sự tự nhìn ngắm mình một cách quá mức, thì khi ấy sẽ có niềm tin hơn nữa. Hãy chú ý đến hoạt động thực tế và hiểu ý nghĩa của công việc hơn” (Những tác phẩm đầu tay - tr 252)...

Vào những năm 1845 - 1846, trong “Luận cương về Phơbách” và “Hệ tư tưởng Đức”, khi đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm của Hêghen và trường phái của ông ta, Mác và Ăngghen đã hình thành những quan điểm cơ bản của lý luận duy vật về nhận thức. Hai ông còn tiếp

tục phát triển những quan điểm đó trong toàn bộ quá trình hoạt động của mình... Việc đưa vấn đề chủ nghĩa hiện thực lên vị trí quan trọng trong việc nghiên cứu và đánh giá theo quan điểm mác xít các hiện tượng văn học và nghệ thuật bắt nguồn từ yêu cầu của lý luận duy vật về nhận thức. Sự phân tích mọi hiện tượng tư duy, trong đó có văn học, từ quan điểm chiều sâu và chân thực của sự phản ánh hiện thực và quá trình đời sống hiện thực là nhiệm vụ của hệ thống lý luận này. Đồng thời, ý nghĩa đặc biệt của vấn đề chủ nghĩa hiện thực đối với lý luận mác xít về nghệ thuật và khoa phê bình văn học, được xác định bởi đặc tính của chủ nghĩa Mác, một học thuyết có tư cách là một học thuyết xã hội - cách mạng.

Khác với những tác giả của các loại lý luận chủ nghĩa xã hội trước kia, Mác và Ăngghen đã đưa chủ nghĩa xã hội thoát khỏi sự viển vông và trở nên có tính khoa học, giải phóng lý luận xã hội chủ nghĩa khỏi những hy vọng không có cơ sở, khỏi những ảo tưởng hão huyền, và khẳng định nó trên nền tảng không gì lay chuyển nổi của những sự kiện và những kết luận khoa học nghiêm ngặt. Tư tưởng về chủ nghĩa hiện thực chiếm một vị trí rất xác định trong thế giới quan thẩm mỹ của Mác và Ăngghen gắn liền với sự biến chuyển đó trong lĩnh vực lý luận về chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng này bắt nguồn trực tiếp từ lý luận của chủ nghĩa Mác cách mạng, mà chủ nghĩa Mác cách mạng ấy đã yêu cầu mọi lĩnh vực của tư tưởng đều phải xuất phát từ khuynh hướng phát triển hiện thực khách quan với những mâu thuẫn cơ bản và những lực lượng đang vận động của nó, từ sự tiên đóan cách mạng dựa vào việc nghiên cứu sâu sắc những quy luật cơ bản của sự phát triển lịch sử...

Những vấn đề chủ nghĩa hiện thực là một trong những vấn đề trung tâm của mĩ học, của văn học và nghệ thuật thời đại chúng ta. Sự khẳng định chắc chắn nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học và nghệ thuật Xô viết và ở các nước xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay, đã gây nên sự điên cuồng và căm ghét của những kẻ thù của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Kế đó, không chỉ những nguyên tắc mĩ học của nghệ thuật hiện thực, mà chính cả thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” cũng bị những kẻ phản động và xét lại tư sản hiện đại tấn công dữ dội về phương diện tư tưởng.

Bởi vậy, trước khi phân tích những quan điểm của Mác và Ăngghen đối với vấn đề chủ nghĩa hiện thực, nhất thiết phải nói một đôi lời về lịch sử của chính khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” này.

Mác và Ăngghen không tạo nên thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực”. Các ông đã sử dụng khái niệm này như thuật ngữ đã có trong nền khoa học và phê bình tiên tiến của thời đại mình với nội dung phản ánh những khuynh hướng chủ đạo của sự phát triển văn học và nghệ thuật, đặc biệt ở thế kỷ XIX. Vào cuối những năm 50, trong những luận văn của Mác và Ăngghen, khái niệm “chủ nghĩa hiện thực” chưa được tiếp nhận như một khái niệm chuyên môn đối với văn học và nghệ thuật, mặc dù cái nội dung mà về sau các ông mới đưa vào khái niệm ấy đã xuất hiện trong một loạt những bài báo và trước tác của Mác và Ăngghen. Việc phân tích những bài báo và những ghi chép của Mác và Ăngghen chứng minh rằng thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” không phải mang ý nghĩa triết học chung chung, mà là một khái niệm mĩ học và lịch sử văn học xác định. Mác và Ăngghen đã sử dụng khái niệm ấy vào cuối những năm 50, sau khi thuật ngữ này đã hình thành và giữ một vị trí xác định trong cuộc đấu tranh văn học của thời đại1.

Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” xuất hiện trong văn học và nghệ thuật với tư cách là sự tổng hợp lý luận của những tìm tòi và kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật của một số nhà văn tiến bộ thế kỷ XIX, những nhà văn sau cách mạng tư sản Pháp, trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, đã coi việc phản ánh và nghiên cứu một cách chân thực và có phê phán theo tinh thần của mình những mâu thuẫn khách quan của đời sống xã hội, những tính cách xã hội điển hình và hoàn cảnh điển hình trong xã hội tư sản là nhiệm vụ của mình. Nếu như những nhà lãng mạn đầu thế kỷ XIX đã tìm được lý tưởng của mình ít nhiều từ trong quá khứ xa xưa, hoặc cũng như những nhà xã hội không tưởng khi xây dựng xã hội tương lai đã phải viện đến sự giúp đỡ của trí tưởng tượng, thì những nhà văn hiện thực đó đặt trước nghệ thuật nhiệm vụ tìm điểm tựa cho các lý tưởng tiến bộ trong thực tế, trong cuộc đấu tranh với các lực lượng hiện thực và các khuynh hướng của đời sống hiện thực. Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” là sự phản ánh của khuynh hướng vốn là thuộc tính của nền văn học tiến bộ thế kỷ XIX vươn tới việc tìm tòi những lý tưởng xã hội và thẩm mỹ không phải trừu tượng, viển vông, mà rất hiện thực, những lý tưởng nảy sinh từ sự phân tích nghệ thuật bản thân đời sống hiện thực.

Cũng như bất kỳ thuật ngữ khoa học nào khác, thuật ngữ này có lịch sử của mình, mà lịch sử ấy trong những nền văn học dân tộc khác nhau là không đồng nhất: khi xuất hiện và trở nên ít nhiều vững chắc trong nhận thức văn học và trong cuộc đấu tranh văn học của thời đại, khái niệm chủ nghĩa hiện thực tự nhiên không tránh khỏi những cách giải quyết về mặt thẩm mỹ và về mặt xã hội - lịch sử khác nhau qua các đại diện của các giai cấp khác nhau của các khuynh hướng văn học - nghệ thuật và khuynh hướng xã hội khác nhau của thế kỷ XIX.

Trong khi hướng những lý tưởng thẩm mỹ và cương lĩnh nghệ thuật đặc thù của nền nghệ thuật mới, nền nghệ thuật cách mạng đến khái niệm chủ nghĩa hiện thực, những người sáng lập nên chủ nghĩa Mác không thể sử dụng khái niệm ấy như cái gì có sẵn. Trong cuộc đấu tranh với mĩ học và khoa phê bình tư sản, Mác và Ăngghen cần phải giải thích, lập luận cho một cách hiểu mới, sâu sắc hơn của mình, về chính ý nghĩa của thuật ngữ này, một cách hiểu phù hợp với tinh thần của mĩ học mác xít, với những nhiệm vụ sáng tạo của văn học nghệ thuật của giai cấp vô sản xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, mặc dù thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” xuất hiện trong mĩ học từ thời trước Mác và Ăngghen, cũng không thể đồng nhất các hiểu thuật ngữ này của những người đại diện cho nền văn học và phê bình văn học tư sản cùng thời với Mác và Ăngghen, với cách hiểu mới hơn, sâu sắc hơn về bản chất của chủ nghĩa hiện thực trong văn học và nghệ thuật của Mác và Ăngghen, một cách hiểu có ý nghĩa quan trọng về nguyên tắc đối với mĩ học mác xít hiện đại và nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

[ 2 \

Trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XIX, phong trào công nhân xã hội chủ nghĩa ở phần lớn các nước châu Âu đã đạt được những thành tựu quan trọng. Thời gian này, đã xuất hiện và phát triển những đội quân rộng lớn của những người tham gia phong trào công nhân có tổ chức do tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa lãnh đạo. Nhưng cùng với sự nảy sinh của phong

trào xã hội chủ nghĩa, nhiều vấn đề mới lại đặt ra trước mắt chúng ta. Số người bạn đồng hành thuộc tầng lớp tư sản và tiểu tư sản được tăng thêm, và gắn liền với điều ấy là càng ngày nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới những hình thức chính của nó - chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại - càng được đặt lên hàng đầu.

Ăngghen trong những công trình viết vào những năm 80 - 90, trong những bức thư gửi cho các lãnh tụ phong trào cách mạng bấy giờ và cho những đại diện gần gũi của tầng lớp trí thức văn học - nghệ thuật đối với các phong trào cách mạng, đã đề ra nhiệm vụ này cho bản thân mình.

Vào đầu những năm 80, trong hai bức thư gửi cho hai nhà văn có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, Mina Caoxki và Mácgơrít Haccơnetxơ, Ăngghen đã đề cập đến những kết luận quan trọng có liên quan đến các vấn đề của chủ nghĩa hiện thực trong văn học. Nhưng nội dung của những bức thư này không phải do những đặc trưng của sáng tác của hai nhà văn này quy định. Những vấn đề Ăngghen đưa ra trong các bức thư của ông có liên quan chặt chẽ với các nhiệm vụ chính đặt ra trước phong trào công nhân trong những năm 80, liên quan đến sự cần thiết của cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt chống chủ nghĩa cơ hội với toàn bộ các biến thể của nó, liên quan tới việc bảo vệ và nghiên cứu tiếp tục các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác cách mạng trong những điều kiện lịch sử mới.

Như Ăngghen đã nhận thấy trong bức thư gửi Haccơnetxơ vào những năm 80, loại “tiểu thuyết có khuynh hướng” mà mục đích cơ bản là “khẳng định các quan điểm xã hội và chính trị” của tác giả, là thể loại rộng rãi nhất của các nhà văn Đức in trong các ấn phẩm dân chủ - xã hội và nói riêng ở tạp chí “Thế giới mới” do Vongen Libnêk chủ biên. Kiểu tiểu thuyết này, hình thành dưới ảnh hưởng đã được xác định của những nhà tiểu thuyết tư sản tự do chủ nghĩa nổi tiếng ở châu Âu nửa cuối thế kỷ XIX, như Ph. Spingagen, thường là bằng chứng của việc thấu hiểu một cách giáo điều, trừu tượng, tương đối nông cạn đối với những luận điểm riêng biệt của học thuyết mác xít (hoặc của cương lĩnh xã hội - dân chủ), chứ không hề được căn cứ vào nhận thức sâu sắc đời sống hiện thực của người lao động và điều kiện hiện thực của cuộc đấu tranh giai cấp. Sáng tác của M.Caoxki, những tiểu thuyết viết về đời sống nông dân Áo và giai cấp công nhân xuất hiện trong tờ “Thế giới mới”, đã gây được cảm tình và sự thích thú của Mác và Ăngghen. Bởi vì, trong những tiểu thuyết này, khác với các tiểu thuyết từng in trong tạp chí của Libnêk, để thể hiện vốn hiểu biết của tác giả về đời sống và tình cảnh của giai cấp công nhân. M.Caoxki tuyệt nhiên không phải là một nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa triệt để. Những nhược điểm nghiêm trọng vốn có trong thế giới quan của bà có liên quan đến ảnh hưởng của chủ nghĩa cải lương và liên quan đến cả những nhà tiểu thuyết khác thường xuất hiện trên trang báo “Thế giới mới”. Nhưng những nhược điểm này, ở một mức đáng kể đã được sửa chữa trong một số tiểu thuyết của bà đặc biệt là “Xtêphan Gơrilenlốp” viết về đời sống nhân dân và là cuốn sách của những quan sát về đời sống hiện thực. Chính vì vậy, Mác, theo xác nhận của con gái ông, đã thừa nhận “Xtêphan Gơrilenlốp” là “một trong những tiểu thuyết hiện đại tuyệt vời”.

Song, cuốn tiểu thuyết “Những người cũ và mới” mặc dù được đánh giá cao, nhưng lại bị Ăngghen ngại về vấn đề phương hướng sáng tạo tiếp theo của nhà nữ tiểu thuyết.

Thiếu sót cơ bản của tiểu thuyết “Những người cũ và mới” là ở chỗ trong tác phẩm này, Caoxki đã tìm đến khuynh hướng quay trở về những điển hình truyền thống ít nhiều đã có

trong các nhà văn Đức theo nhóm xã hội - dân chủ những năm 80 với các “tiểu thuyết có khuynh hướng”, mà thiếu sót ít nhiều đã được bà khắc phục một cách tốt đẹp trong cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình. Trong cuốn tiểu thuyết “Những người cũ và mới”, tác giả miêu tả tình cảnh khổ cực của những người công nhân làm muối ở Áo, và bên cạnh đó là những bức tranh minh họa của quý tộc và tư sản ở Viên. Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới trong tác phẩm không phải là cuộc đấu tranh trực tiếp giữa các giai cấp. Cũ và mới đối với tác giả không phải là những phạm trù xã hội - lịch sử mà là những phạm trù ý thức trừu tượng. Đấy là cuộc đấu tranh giữa hai thế giới đối lập, giữa tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, giữa quan niệm bảo thủ, định mệnh và lòng tin vào sức mạnh khoa học... Cuốn tiểu thuyết thiên về lý thuyết trừu tượng và thiếu hẳn sự phong phú của những xung đột thực tế.

“Tôi tuyệt đối không chống lại loại thơ mang tính khuynh hướng - Ăngghen viết - Ông tổ của bi kịch, Etsinlơ, và ông tổ của hài kịch là Arixtôphan, cả hai đều là những nhà thơ mang tính khuynh hướng rất rõ. Đăngtơ, Xécvăngtéc cũng thế, và ưu điểm của vở “Âm mưu và tình yêu” của Sile chính là ở chỗ nó là vở kịch có khuynh hướng chính trị đầu tiên ở Đức. Các nhà văn Nga và các nhà văn Nauy hiện đại, những người viết những quyển tiểu thuyết rất hay, đều là những người mang tính khuynh hướng. Nhưng tôi cho rằng bản thân khuynh

Một phần của tài liệu macangghenvanhungvandevanhoc-2011-10-03-dp (Trang 49 - 65)