Sau can thiệp, tỷ lệ ngƣời THA chƣa đạt mục tiêu có biến chứng tại huyện Văn Yên giảm từ 17,4% xuống 0% (với p < 0,05, test χ2
). Ngƣợc lại, huyện Lục Yên có tỷ lệ ngƣời mắc biến chứng do THA tăng từ 0% lên 3,4% (với p < 0,05, test χ2
) (Biểu đồ 3.21). Nhƣ vậy có thể thấy hiệu quả của mô hình trong việc phòng ngừa các biến chứng do THA tại cộng động.
Các kết quả trên phản ánh sự quyết tâm cũng nhƣ vai trò của các TYT xã trong việc theo dõi điều trị cho ngƣời bệnh tại địa phƣơng. Tại một số địa phƣơng khác cũng chứng minh cho thấy vai trò của y tế cơ sở trong việc kiểm soát, theo dõi và điều trị cho ngƣời bệnh THA tại cộng đồng nhƣ nghiên cứu của chúng tôi.
Các kết quả đã phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi là minh chứng giúp cho các nhà hoạch định chính sách đƣa ra các biện pháp can thiệp phù hợp để dự phòng bệnh THA cho cộng đồng ngƣời dân đang sinh sống tại huyện Văn Yên cũng nhƣ các huyện miền núi khác tại Yên Bái nói riêng và cả nƣớc nói chung.
Từ những nội dung trình bày trên, chúng tôi thấy rằng mô hình can thiệp tại huyện Văn Yên có hiệu quả trong việc tăng tỷ lệ ngƣời đƣợc kiểm soát HA. Kết quả tại huyện Lục Yên gần nhƣ không có sự cải thiện đáng kể nào. Lí do chính là cán bộ y tế trên địa bàn không đƣợc tăng cƣờng tập huấn liên tục về
chẩn đoán, điều trị, quản lý và dự phòng THA. Mặt khác, địa bàn huyện Lục Yên đang quản lý theo chƣơng trình phòng chống bệnh không lây nhiễm tai cộng đồng, mà có những thực trạng: 1) Nguồn thuốc BHYT không đảm bảo đủ, 2) Ngƣời dân chỉ đƣợc nhận thuốc 7 ngày, sau đó cần phải quay lại lĩnh thuốc ảnh hƣởng tới việc đi lại của ngƣời dân.