Các phương pháp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) ứng dụng lý thuyết đồng nhất hóa để phân tích trạng thái phân bố nhiệt độ và ứng suất do nhiệt thủy hóa xi măng trong bê tông cốt thép công trình cầu (Trang 50 - 51)

Nghiên cứu về nguồn nhiệt độ, trường ứng suất của cấu kiện bê tông (trạng thái phân bố nhiệt độ và biến dạng) được nhiều nhà khoa học quan tâm: Một nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước kết cấu bê tông khối lớn đến sự hình thành trường nhiệt độ và vết nứt do thủy hóa xi măng của [3] đã xem xét ảnh hưởng của kích thước khối bê tông đến trường nhiệt độ ở tuổi sớm ngày, các kích thước của khối là 2x2x2m, 3x3x3m, 4x4x4m và 5x5x5m nhưng là khối bê tông thuần túy không có lớp cốt thép bên trong kết cấu. Một nghiên cứu khác về mức độ thủy hóa và sự phát triển cường độ trong bê tông cường độ cao của [7] đã dựa vào mức độ thủy hóa xác định từ thí nghiệm nhiệt độ đoạn nhiệt. Trong đó, các dữ liệu cần thiết được lấy từ kết quả thực nghiệm cường độ chịu nén, ép chẻ và nhiệt độ đoạn nhiệt của 1 hỗn hợp bê tông cường độ cao. Các tham số nhiệt thủy hóa bao gồm tham số thời gian và tham số hình dạng được tính toán dựa vào đường cong đoạn nhiệt, từ đó xác định được mức độ thủy hóa. Đối với hỗn hợp bê tông cường độ cao thí nghiệm, cường độ chịu nén cũng có quan hệ tuyến tính với mức độ thủy hóa, tương tự như bê tông thường. Một nghiên cứu khác về xác định và đánh giá nhiệt thủy hóa của một số hỗn hợp phụ gia khoáng trong bê tông sử dụng cho kết cấu bê tông khối lớn của [5] trình bày phương pháp đo nhiệt lượng đẳng nhiệt để xác định nhiệt thủy hóa cho hỗn hợp phụ gia khoáng trong bê tông. Thí nghiệm được thực hiện cho 8 hỗn hợp bê tông khối lớn sử dụng trong công trình cầu ở Florida, Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng xi măng, tỷ lệ nước/xi măng, loại phụ gia khoáng và tỷ lệ phụ gia khoáng thay thế xi măng có ảnh hưởng đáng kể đến nhiệt thủy hóa của hỗn hợp bê tông. Việc sử dụng hàm lượng lớn tro bay thay thế xi măng khi thiết kế thành phần hỗn hợp bê tông khối lớn sẽ làm giảm lượng nhiệt thủy hóa và do đó giảm thiểu khả năng nứt của bê tông. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn có hạn chế là kết cấu còn đơn giản chỉ thuần túy là khối bê tông không có cốt thép và cấp phối bê tông thí nghiệm chưa phải là cấp phối bê tông phù hợp với kết cấu phần dưới của công trình cầu (cấp C30 và C35).

Các nghiên cứu được liệt kê ở trên có thể dùng phương pháp mô phỏng bằng PTHH hoặc phương pháp thực nghiệm, hoặc phương pháp điều tra số liệu thực tế nhưng chưa có nghiên cứu nào đề cập tới phương pháp đồng nhất hóa vật liệu BTCT của lớp vỏ kết cấu. Điều này thúc đẩy nghiên cứu sinh áp dụng phương pháp đồng nhất hóa này để xác định các tham số vật liệu tương đương của lớp vỏ BTCT, trong phạm vi luận văn, để phân tích phân bố nhiệt độ do nhiệt thủy hóa của kết cấu BTCT dùng trong công trình cầu.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) ứng dụng lý thuyết đồng nhất hóa để phân tích trạng thái phân bố nhiệt độ và ứng suất do nhiệt thủy hóa xi măng trong bê tông cốt thép công trình cầu (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)