Khả năng mở rộng của các cấu trúc tr-MGr của LFoC

Một phần của tài liệu Phát triển phương pháp luận trích rút hệ luật ngôn ngữ mờ giải bài toán phân lớp, hồi quy dựa trên đại số gia tử (Trang 103 - 106)

Trong mục này, luận án nghiên cứu khả năng mở rộng của các tập từ đang được sử dụng và cấu trúc tập mờ của chúng trong các LRBS để giải các bài toán hồi quy dựa trên việc khai thác các đặc điểm tri thức của con người sau đây:

- Thực tế không có hạn chế về số lượng các từ trên các miền từ của các biến ngôn ngữ của một tập dữ liệu trong miền tri thức của con người. Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu tiếp cận dựa trên lý thuyết tập mờ, số lượng tập mờ được xây dựng cho một biến thường bị giới hạn bởi 7  2. Giới hạn này là quá nhỏ so với số lượng từ ngôn ngữ có thể có của một biến. Bên cạnh đó, để giải một bài toán hồi quy, người ta có thể quan sát thấy rằng số lượng từ sử dụng cho các biến của tập dữ liệu càng nhiều thì các LRBS có thể tạo ra kết quả chính xác hơn.

- Ngoài ra, trong thực tế cũng không có giới hạn về kích thước của miền tri thức của con người. Tận dụng đặc điểm này cho việc thiết kế các LRBS, người ta cũng có thể nhận thấy rằng các cơ sở luật của LRBS càng phong phú (nhiều luật), thì kết quả của FRBS càng chính xác.

Khi áp dụng LRBS để giải bài toán hồi quy cụ thể trong thực tế, sẽ thuận lợi khi thiết lập một phương pháp có thể phát triển các LRBS mà cơ sở luật của chúng có những tính chất ở trên. Tức là số từ sử dụng của mỗi biến là không hạn chế, và số luật của nó cũng không bị giới hạn. Trong quá trình ứng dụng chúng ta có thể cung cấp cho người dùng một cách tùy chọn để cải thiện độ chính xác của kết quả đầu ra bằng cách tăng kích thước cơ sở luật ngôn ngữ của các LRBS hiện có hoặc và tăng số từ sử dụng cho mỗi biến. Từ vấn đề này, phát sinh câu hỏi là làm thế nào thuật toán có thể thiết kế các LRBS độ chính xác cao hơn từ các LRBS đã được thiết kế để tận dụng tính tối ưu của LRBS đã có?

Yêu cầu này đòi hỏi cấu trúc tr-MGr 𝑀𝐺𝑟,𝑘𝐴 của cấu trúc ngữ nghĩa 𝑆𝑘𝐴 có khả năng mở rộng. Cấu trúc tr-MGr 𝑀𝐺𝑟,𝑘𝐴 có khả năng mở rộng nhằm đảm bảo rằng khi người dùng muốn nhận được LRBS có độ chính xác hơn từ LRBS đã được thiết kế bằng cách tăng mức đặc tả của các tập từ của một số biến và số lượng các LRB của chúng, trong khi vẫn bảo toàn ngữ nghĩa của các LRB và các từ hiện có của LRBS đã được xây dựng trước đó (tức là giữ nguyên mọi cấu trúc ngữ nghĩa của tập từ 𝐹𝑘𝐴 của

𝑆𝑘𝐴).

Định nghĩa 3.7 [65] Tập các tập mờ hình thang T(𝐹𝑘𝐴) của tập từ 𝐹𝑘𝐴 được xây dựng bởi thủ tục TrP có tính mở rộng được nếu tập từ 𝐹𝜅𝐴 của nó tăng kích cỡ lên thì các tập mờ hình thang T(𝐹𝑘𝐴) không bị thay đổi.

Với cấu trúc tr-MGr 𝑀𝐺𝑟,𝑘 𝐴 được xây dựng bởi thủ tục TrP, tương tự định lý 4 trong [65], ta có định lý sau:

Định lý 3.4. Cấu trúc ngữ nghĩa 𝑺𝑘𝐴 = (𝐹𝑘𝐴, ≤k, gk) của tập từ được khai báo 𝐹𝑘𝐴

được xây dựng bằng thủ tục TrP cho 𝐹𝑘𝐴. Một cách tương đương, cấu trúc 𝑀𝐺𝑟,𝑘𝐴 là một ảnh đẳng cấu của ngữ nghĩa của 𝑺𝑘𝐴 = (𝐹𝑘𝐴, ≤k, gk). Hơn nữa, cấu trúc 𝑀𝐺𝑟,𝑘𝐴 của tập T(𝐹𝑘𝐴) là có khả năng mở rộng.

Chứng minh: Bằng thủ tục TrP được mô tả trong Mục 3.1.2, định nghĩa một phép biến đổi T: 𝐹𝑘𝐴 → T(𝐹𝑘𝐴). Thủ tục này thực hiện gán mỗi hình thang được xây dựng của T(𝐹𝑘𝐴) với một từ của 𝐹𝑘𝐴. Nó đòi hỏi T là một ảnh đẳng cấu của 𝑺𝑘𝐴 = (𝐹𝑘𝐴, ≤k, gk), do đó nó phải bảo toàn được quan hệ thứ tự, quan hệ khái quát – đặc tả.

- Bảo toàn quan hệ khái quát – đặc tả:

Giả sử x, y là 2 từ bất kỳ của 𝐹𝑘𝐴, gk(x, y) ngụ ý rằng T(y) k T(x) trong T(𝐹𝑘𝐴) hoặc tương đương Base(T(y)) k Base(T(x)), trong đó Base(T(.)) ký hiệu đáy lớn của hình thang T(.). Theo tính chất của đại số gia tử mở rộng thì lõi ngữ nghĩa của các từ {h0x:

x  XA} là thứ tự tuyến tính. Khi đó g(x, y) có nghĩa là y = x với =hi…h1 H*. Chúng ta có thể chứng minh rằng gk(x, hx) có nghĩa là Base(T(hx)) k Base(T(x)). Không

mất tính tổng quát, giả sử x > hx > xL, trong đó xL là từ liền kề bên trái của từ x trong tập 𝑋𝑘𝐴. Để đơn giản, giả sử rằng |H-| =|H+| = 2, H- = {h1, h2} và |H+| = {k1, k2} và xem xét 4 từ của 𝑋𝑘+1𝐴 nằm giữa xL và x; chúng được sắp xếp như sau h1xL  xL  k1xL 

k2xL  h2x  h1x  x  k1x. Do đó, lõi ngữ nghĩa của từ x là đáy nhỏ của tập mờ hình

thang biểu diễn ngữ nghĩa của x, và nó được sắp xếp nằm giữa lõi ngữ nghĩa của xL và k1x. Dựa vào giả thiết ở trên, y = hx < x ta có hx  {h2x  h1x}.

Các tập mờ hình thang của tập T(𝐹𝑘𝐴) được đặt trên cùng một vũ trụ được chuẩn hóa về đoạn [0, 1] của biến A. Với phương pháp xây dựng các hình thang của LFoC

𝐹𝑘𝐴, đáy nhỏ của các hình thang của các từ x, h1x và h2x lần lượt là các khoảng ℑ(h0x),

ℑ(h0h1x) và ℑ(h0h2x). Khoảng [ax, bk1x], trong đó bk1x là đáy nhỏ của hình thang

T(k1x) của từ k1x được bao hàm trong đáy lớn của hình thang kết hợp với từ x, Base(T(x)) = [ax, cx], chứa khoảng [ax, bk1x]. Với thủ tục xây dựng các hình thang

của T(𝐹𝑘𝐴) thì Base(T(hx)) = Base(T(h2x))  [ax, bk1x]  Base(T(x)). Vì vậy, chúng ta có Base(T(y))  Base(T(x)) nên có thể kết luận rằng T(𝐹𝑘𝐴) duy trì được tính khái quát – đặc tả gk trên 𝐹𝑘𝐴.

- Bảo toàn quan hệ thứ tự:

Giả sử x, y là 2 từ bất kỳ của 𝐹𝑘𝐴 và y k x, do đó h0y k h0x, vì vậy ℑ(h0y) k

ℑ(h0x), có nghĩa là base(T(y)) k base(T(x)), trong đó base(T(.)) là đáy nhỏ của hình

thang. Nếu x, y cùng mức đặc tả k thì các tập mờ hình thang của chúng nằm trên cùng một phân hoạch mạnh của đoạn [0, 1]. Trong trường hợp này, nó dễ dàng kiểm tra

tính đúng đắn của T(y) k T(x) vì mỗi thành phần trong 3 thành phần cấu tạo nên hình thang T(y) thì chắc chắn nhỏ hơn các thành phần tương ứng trong T(x). Nếu x, y không

cùng mức đặc tả k, không mất tổng quát, chúng ta giả sử x 𝑋𝑘𝐴 và y 𝑋𝑘′𝐴 với k’ > k. Tương tự quan hệ khái quát – đặc tả, chúng ta giả sử rằng y = x = ’hx, trong đó || = |’| +1. Bằng (Pr4) trong lý thuyết đại số gia tử ta suy ra rằng y = ’hx  H(hx) <

x; biểu thức này ngụ ý rằng lõi của ℑ(h0hx) nằm bên trái của ℑ(h0x) của từ x. Ta có

gk(x, y) thì Base(T(y)) k Base(T(x)) đã được chứng minh ở trên; vậy nên điểm mút bên

phải của y nhỏ hơn điểm mút bên phải của x, và cùng với bất đẳng thức ℑ(h0y) k

ℑ(h0x), chúng ta kết luận rằng T(y) k T(x).

Với các chứng minh trên, đã chỉ ra rằng cấu trúc 𝑀𝐺𝑟,𝑘𝐴 duy trì được quan hệ khái quát – đặc tả và quan hệ thứ tự trên 𝐹𝑘𝐴, và vì vậy phép biến đổi T là một ảnh đẳng cấu của của cấu trúc ngữ nghĩa 𝑺𝑘𝐴 = (𝐹𝑘𝐴, ≤k, gk).

- Cấu trúc 𝑀𝐺𝑟,𝑘𝐴 của tập T(𝐹𝑘𝐴) là có khả năng mở rộng:

Thật vậy giả sử chúng ta đã có có cấu trúc 𝑀𝐺𝑟,𝑘𝐴 tương ứng với tập từ 𝐹𝑘𝐴, bây giờ chúng ta mở rộng tập từ 𝐹𝑘𝐴 lên mức đặc tả l với l > k, khi đó 𝐹𝑙𝐴 = 𝐹𝑘𝐴  𝑋𝑘+1𝐴  … 𝑋𝑙𝐴 = 𝑋1𝐴 … 𝑋𝑘𝐴 𝑋𝑘+1𝐴  … 𝑋𝑙𝐴. Thủ tục TrP xây dựng các phân hoạch mờ cho mỗi mức đặc tả tương ứng của tập từ 𝑋𝑖𝐴 (i=1,..l), do đó cấu trúc phân hoạch mờ với phân hoạch mức tả i=1,..,k sẽ không bị thay đổi khi bổ sung các phân hoạch với mức đặc tả i=k+1,..l. Vì vậy ngữ nghĩa của các từ ngôn ngữ có độ dài không quá

k không thay đổi khi mở rộng tập từ lên mức đặc tả cao hơn. Như vậy ta có thể kết

luận rằng cấu trúc 𝑀𝐺𝑟,𝑘𝐴 được xây dựng bằng thủ tục TrP là có khả năng mở rộng.∎

Một phần của tài liệu Phát triển phương pháp luận trích rút hệ luật ngôn ngữ mờ giải bài toán phân lớp, hồi quy dựa trên đại số gia tử (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)