LIT3058 Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay

Một phần của tài liệu Mô tả CT cử nhân Ngữ văn 2018 (Trang 32 - 33)

31. LIT1154 Hán văn Việt Nam

13.40. LIT3058 Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay

Văn học Việt Nam 1945 đến nay phát triển qua hai giai đoạn: Văn học Việt Nam 1945 – 1975 và văn học Việt Nam từ 1975 đến nay

Văn học Việt Nam 1945 – 1975 là một khái niệm văn học sử, chỉ các hoạt động văn học, các tác phẩm văn học viết Việt Nam được sáng tác và xuất bản trong giai đoạn ấy.

Đặc điểm nổi bật của sáng tác văn học trong giai đoạn này là tính phức tạp, đa dạng của các khuynh hướng văn học do ảnh hưởng của các quan điểm chính trị khác nhau. Đề tài chiến tranh cách mạng và âm hưởng sử thi trong văn học cách mạng. Văn học cách mạng (dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) giữ vai trò to lớn, có thể nói là quyết định trong việc phản ánh đời sống tinh thần và chính trị của dân tộc, sau 1975 trở thành

khuynh hướng độc tôn. Văn học dưới chính thể Việt Nam Cộng hòa (mà trước đây thường gọi là văn học đô thị miền Nam, Văn học vùng tạm chiếm) là một bộ phận văn học sử chỉ vận động và phát triển trong giai đoạn đất nước bị chia cắt (1955 – 1975). Đây là một bộ phận góp phần tạo nên bức tranh chung của văn học Việt Nam 1945 – 1975. Văn học Việt Nam từ 1975 đến nay là khái niệm chỉ giai đoạn văn học Việt Nam đương đại, một giai đoạn văn học đang vận động và phát triển, thành tựu chủ yếu là từ sau công cuộc Đổi mới, nghĩa là sau 1986. Giai đoạn 1975 – 1985, nền văn học vẫn tiếp tục duy trì những đặc điểm của văn học thời chiến, đồng thời một số đổi mới, cách tân bắt đầu được thể nghiệm song chưa tạo thành chủ lưu. Từ 1986, với nhiều đổi mới mạnh mẽ, văn học vận động và phát triển theo xu hướng dân chủ hóa, đa dạng, phong phú, phức tạp hơn với nhiều thành tựu quan trọng và từng bước hòa nhập cùng văn học hiện đại thế giới.

Một phần của tài liệu Mô tả CT cử nhân Ngữ văn 2018 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)