Tình hình nghiên cứu ngoài nước:

Một phần của tài liệu ND finish_3 (Trang 25)

Nghiên cứu về văn hóa người Khmer có công trình của các học giả người Pháp nhưng chủ yếu là tập trung nghiên cứu người Khmer ở Campuchia. Về người Khmer ở Việt Nam có Robert. L. Mole (1967), The Riligions of South vietnam in faith and fact, Navpers, Department of the Navy là công trình nghiên cứu tỉ mỉ về tôn giáo, tín ngưỡng của các tộc người ở miền Nam Việt Nam như: Việt, Khmer, Chăm… mặc dù có viết về người Khmer nhưng vẫn còn rất ít, tản mạn và hầu như chưa đề cập đến vấn đề nghệ thuật biểu diễn của người Khmer nơi đây. Ngoài ra, liên quan đến đề tài chế tác mão, mặt nạ phục vụ nghệ thuật biểu diễn Khmer chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ tài liệu nào.

Đối với nghiên cứu tại Campuchia: Chhênh Ponh (2006). Đol t’rây, Rô băm & Lakhôn Khmer, Phnompênh, Campuchia. Đây là công trình đề cập trực tiếp và trình bày khá đầy đủ về âm nhạc, nghệ thuật múa lẫn sân khấu của người Khmer. Pich Tum Kravel (2000), Khmer Mask Theater, Quỹ Toyota. Phnompênh. Campuchia. Tác giả nghiên cứu về nghệ thuật biểu diễn mặt nạ của người Khmer khá toàn diện. Tác giả cho thấy cái nhìn tổng thể về nguồn gốc của Rô Băm, cách thể hiện sân khấu Rô Băm. Đây là công trình có nội dung đi sâu về nghệ thuật biểu diễn bao gồm: các động tác, tư thế của từng nhân vật (nam, nữ), âm nhạc trong nghệ thuật múa cổ điển, yếu tố mão, mặt nạ được để cập ở việc nhận diện và sử dụng trong từng điệu múa. Riêng về vấn đề chế tác, nguyên vật liệu làm nên sản phẩm mão và mặt nạ thì tác giả chưa đề cập trong nghiên cứu của mình.

Một phần của tài liệu ND finish_3 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)