NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT ĐẾN NĂM 2020
3.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy
Tiến hành sắp xếp lại bộ máy tổ chức của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo hướng: (i) Hình thành phòng Quản lý khoa học - Công nghệ thuộc sở, tham mưu cho lãnh đạo sở về các hoạt động KH-CN, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu, nội dung của ngành trong thời gian tới; (ii) Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Khoa học của ngành Nông nghiệp và PTNT; (iii) Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý đối với các Trung tâm chuyên ngành (giống Cây trồng, Vật nuôi, Thuỷ sản) theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ; bảo đảm tự trang trải kinh phí, theo cơ chế đặt hàng nghiên cứu các lĩnh vực và phù hợp với yêu cầu sản xuất; (iv)Khuyến khích các cá nhân thành lập tổ chức Khoa học và công nghệ về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3.2. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Phối hợp, đề xuất với các Viện, trường đại học: Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng hiện đại, cập nhật; xã hội cần gì đào tạo nấy, thoả mãn nhu cầu người học cần gì học nấy. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo cho các trường Chuyên nghiệp theo hướng linh hoạt mềm dẻo, đặc biệt đối với các trường Nông, Lâm , Ngư nghiệp cần đổi mới nội dung đào tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi của công nghệ sản xuất, khai thác, chế biến theo hướng hiện đại.
- Để khác phục tình trạng hiện nay khi sinh viên ra trường thường kém năng lực thực tiến, Các Viện, Trường đại học cần: Cải cách hệ thống đào tạo cấp đại học và sau đại học theo hướng gắn đào tạo, nghiên cứu với năng lực thực tiễn cho sinh viên và nghiên cứu sinh trước khi tốt nghiệp.
- Có chính sách đãi ngộ, khuyến khích cán bộ trẻ ngành Nông nghiệp theo học sau đại học (hỗ trợ kinh phí, điều kiện học tập; được lựa chọn nơi, cơ quan công tác; ưu tiên xắp xếp quy hoạch, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo).
3.3. Tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật, kết cấu hạ tầng
- Cần có chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất (hiện nay diện tích khoảng 3.000 m2/hộ) để thuận tiện việc ứng dụng cơ giới hóa các khâu làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch và đầu tư thâm canh tăng năng suất, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, luân canh, xen canh cho thu nhập và hiệu quả kinh tế cao.
- Kiến nghị Nhà nước cần tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông, hệ thống thủy lợi, chợ đầu mối tiêu thụ nông sản ... làm tiền đề cho việc áp dụng và nhân rộng các tiến bộ KHCN vào lĩnh vực nông nghiệp và PTNT. Nâng mức đầu tư ngân sách cho phát triển cơ sở hạ tầng; ưu tiến các lĩnh vực có tác động, hỗ trợ thiết thực cho lĩnh vực Khoa học, công nghệ.
- Ưu tiên đầu tư các phòng thí nghiệm, thực nghiệm; bố trí kinh phí hàng năm để chủ động kiểm định, đánh giá chất lượng vật tư, nông sản hàng hoá, kiểm định mẫu bệnh phẩm...phục vụ chon công tác chỉ đạo sản xuất trên địa bàn tỉnh.
3.4. Giải pháp về đầu tư tài chính
- Cải tiến, điều chỉnh cơ chế quản lý tài chính đối với các đề tài, dự án Khoa học-Công nghệ, theo Thông tư Liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC- BKHCN về Hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước.
- Cân đối và bố trí nguồn vốn cho các hoạt động Khoa học-Công nghệ tối thiểu đạt 1% tổng kinh phí cho lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, bảo đảm tương đương với các nước trong khu vực.
- Triển khai áp dụng rộng rãi hình thức đấu thầu các đề tài, dự án Khoa học- Công nghệ; thực hiện chế độ khoán kinh phí; mở rộng việc liên kết với các Viện nghiên cứu, các Trường đại học để nhanh chóng tiếp thu các nghiên cứu cơ bản, ứng dựng vào sản xuất.
3.5. Giải pháp về đòn bẩy kinh tế nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng Khoa học công nghệ chuyển giao, ứng dụng Khoa học công nghệ
- Tăng cường sự phối hợp với các hiệp hội trong và ngoài tỉnh; là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, công nghệ, thị trường...Thông qua các
diễn đàn, hội thảo Khoa học chuyên đề và các hợp tác gắn với lợi ích kinh tế khác.
- Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các Viện nghiên cứu; đầu tư cho công tác nghiên cứu, áp dụng Khoa học - Công nghệ vào sản xuất và đồi sống (hỗ trợ về đất đai, cơ sở hạ tầng, tín dụng,
thuế…)
- Mở rộng quan hệ hợp tác, liên kết, thu hút nguồn vốn và công nghệ tiên tiến của nước ngoài; thuê, mời chuyên gia trong và ngoài nước có trình độ chuyên môn giỏi làm việc tại địa phương; tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm tiên tiến cả trong nước và nước ngoài.
- Tuyên truyền phổ biến và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1571/2207/QĐ-UBND ngày 28/8/2007 về việc quy định mức chi trợ cấp cho cán bộ thuộc diện quy hoạch cử đi học tập tập trung dài hạn ngoài tỉnh; Quyết định số 1877/2008/QĐ-UBND ngày 18/11/2008 Ban hành Quy định về chính sách thu hút, sử dụng tri thức.
- Có cơ chế khen thưởng các tổ chức, nhà khoa học, các doanh nghiệp và cá nhân đã đóng góp công sức vào đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động mang lại hiệu quả kinh tế nổi bật thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT, bao gồm cả về vật chất và tinh thần.
3.6. Giải pháp xã hội hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực
- Ưu tiên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp nhất là các đề tài góp phần thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả giống cây trồng vật nuôi, đặc biệt là giống mới, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
- Đẩy mạnh sự tham gia, phối hợp của các cơ quan nghiên cứu thuộc khu vực và trong nước với các cơ quan chuyên ngành sở tại nhằm chuyển giao nhanh tiến bộ KHCN đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp tại địa phương.
- Cần có chương trình, cơ chế chính sách khuyến khích các người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các Nhà khoa học và Doanh nghiệp nước ngoài đến tham gia, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh nói chung và ngành Nông nghiệp và PTNT nói riêng.
- Củng cố, bổ sung mạng lưới Khuyến nông viên cơ sở nhằm đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình trên quy mô lớn, chuyển giao nhanh các tiến bộ Khoa học kỹ thuật cho nông dân thông qua việc xây dựng các mô
hình trình diễn, các lớp huấn luyện, tập huấn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, tham quan trao đổi kinh nghiệm sản xuất trong và ngoài tỉnh.
- Sớm triển khai thực hiện Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, trên địa bàn tỉnh nhằm khuyến khích nhiều thành phần tham gia hoạt động khoa học, công nghệ, trong đó có lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.