3. PHƯƠNG PHÁP ĐO
3.3.10. Đo kiểm độ chọn lọc kênh lân cận (ACS)
3.3.10.1. Các điều kiện ban đầu
Môi trường đo kiểm: Bình thường, xem ETSI TS 125 141 mục 4.4.1.
Các kênh RF cần được đo kiểm đối với hoạt động sóng mang đơn: B, M và T. Các vị trí băng thông được đo kiểm đối với hoạt động đa sóng mang:
- BRFBW, MRFBW và TRFBW trong hoạt động đơn băng.
- BRFBW_T’RFBW và B’RFBW_TRFBW trong hoạt động đa băng. Thiết lập đo kiểm theo Phụ lục D.
3.3.10.2. Thủ tục
Thực hiện đo kiểm theo các bước sau:
1) Tạo tín hiệu mong muốn và điều chỉnh ATT1 để thiết lập mức tín hiệu đến BS đang được đo kiểm theo quy định trong Bảng 40 đến Bảng 43.
Với BS hỗ trợ hoạt động đa sóng mang, tạo tín hiệu mong muốn tuân theo cấu hình đo kiểm (ETSI TS 125 141 mục 4.12 ) sử dụng kênh đo kiểm chuẩn cho BS được đo kiểm. Thiết lập mức công suất theo quy định trong Bảng 40 đến Bảng 43.
2) Thiết lập tín hiệu nhiễu tại tần số kênh lân cận và điều chỉnh ATT2 để thu được mức tín hiệu nhiễu tại đầu vào của trạm gốc theo quy định trong Bảng 40 đến Bảng 43. Chú ý tín hiệu nhiễu phải có ACLR tối thiểu bằng 63 dB để loại trừ ảnh hưởng của công suất rò kênh lân cận do tín hiệu nhiễu trên phép đo ACS.
3) Đo BER của tín hiệu mong muốn. Đối với trạm gốc hỗ trợ hoạt động đa sóng mang cần đo BER tại tất cả các sóng mang.
Ngoài ra đối với BS hoạt động đa băng và các đầu nối ăng ten độc lập, các bước đo kiểm như sau:
51
4) Đối với các bài đo kiểm đơn băng khi BS hoạt động đa băng, lặp lại các bước đo kiểm ở trên đối với băng tần liên quan trong đó các cấu hình đo kiểm đơn băng và các mô hình đo kiểm sẽ phải áp dụng với sóng mang không được kích hoạt trên các băng tần khác.
Phát tín hiệu nhiễu tới cổng phát tín hiệu mong muốn. Lặp lại việc đo kiểm với tín hiệu nhiễu phát trên các cổng khác (nếu có thể) được ánh xạ tới cùng máy thu tín hiệu mong muốn. Bất kỳ đầu nối ăng ten mà không có tín hiệu sẽ được kết cuối. 5) Lặp lại các bước ở trên với tín hiệu mong muốn cho các băng khác trên các cổng tương ứng.