Nói theo cách thuộc linh, tín hữu hôm nay sống giữa hai núi: núi Gô-gô-tha nơi Chúa Giê-xu chịu chết vì chúng ta, và núi Ô-li-ve, nơi Chúa Giê-xu một ngày nào đó sẽ tái lâm (Xa 14:4 Cong 1:11-12). Nhưng Đức Chúa Trời không viết luật pháp của giao ước cũ trên những bảng đá và cảnh cáo chúng ta về những sự rủa sả. Đúng hơn, Ngài đã viết giao ước mới nơi tấm lòng chúng ta và chúc phước cho chúng ta trong Chúa Giê-xu Christ (IICo 3:1-3 He 8:1-13 Eph 1:3). “Cho nên hiện nay chẳng còn có sự đoán phạt nào cho những kẻ ở trong Đức Chúa Giê-xu Christ” (Ro 8:1). Tuy nhiên, việc Cơ Đốc nhân ở dưới ân điển chớ không ở dưới luật pháp không có nghĩa là chúng ta có một giấy phép để phạm tội (6:1-14). Những sự sắp đặt của Đức Chúa Trời thay đổi, nhưng những nguyên tắc của Ngài không bao giờ thay đổi, và một trong những nguyên tắc đó là Đức Chúa Trời chúc phước cho chúng ta khi chúng ta vâng lời và sửa phạt chúng ta khi chúng ta bất tuân. Khi chúng ta bước đi trong quyền năng của Thánh Linh, chúng ta đắc thắng những sự tham muốn của xác thịt, và sự công bình của Đức Chúa Trời được làm trọn trong chúng ta (8:4) và chúng ta không bao giờ nghe những tiếng từ núi Ê-banh.
Phu 11:1-32; xem giải nghĩa Phu 10:12-22
5. HÃY THỜ PHƯỢNG NGÀI TRONG LẼ THẬT (Phu 12:1-13:18 18:9-22) Môi-se là một nhà lãnh đạo khôn ngoan. Ông dành phần đầu bài nói chuyện của mình Môi-se là một nhà lãnh đạo khôn ngoan. Ông dành phần đầu bài nói chuyện của mình (Phu 1:1-5:23) cho việc ôn lại quá khứ và giúp thế hệ mới cảm kích tất cả những điều Đức
Chúa Trời đã làm cho họ. Sau đó ông cho dân sự biết cách họ phải đáp ứng với sự nhận từ của Đức Chúa Trời và lý do họ phải vâng lời Đức Giê-hô-va (6:1-11:32). Nói cách khác, Môi-se đang giúp dân sự ông phát triển những tấm lòng yêu mến đối với Chúa, vì nếu họ yêu mến Ngài, họ sẽ vâng lời Ngài. Môi-se đã nhắc lại những lời hứa giao ước của Đức Chúa Trời đối với dân tộc nhưng cũng quân bình những lời hứa bằng những lời cảnh cáo về điều sẽ xảy ra nếu họ bất tuân. Hơn bất cứ điều gì khác, Môi-se muốn dân Y-sơ- ra-ên trưởng thành trong đức tin và tình yêu để họ có thể bước vào xứ, chiến thắng kẻ thù, và hưởng di sản của họ vì vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Trong Phu 12:1-26:19 Môi-se xây dựng trên nền móng này và áp dụng luật pháp cho hoàn cảnh mới của Y-sơ-ra-ên trong Đất Hứa. Dân Do Thái từng là nô lệ ở Ai Cập và là dân du mục trong đồng vắng, nhưng giờ đây họ sẽ trở thành những người chiến thắng và những tá điền trong xứ của Đức Chúa Trời (Le 25:23 NIV). Ông đặt trước mặt họ những trách nhiệm họ phải thực hiện nếu họ muốn sống như tuyên dân của Đức Chúa Trời và làm cư dân trung thành trong xứ, hưởng ớn phước của Đức Chúa Trời.
1. Thanh tẩy xứ (Phu 12:1-3)
Lời tuyên bố trong c.1 vừa là một sự bảo đảm vừa là một điều răn. Sự bảo đảm đó là Y-sơ-ra-ên sẽ vào xứ và chiến thắng kẻ thù, và điều răn đó là sau khi vào xứ, họ phải thanh tẩy mọi sự thờ hình tượng của nó (1). Việc Y-sơ-ra-ên chinh phạt các dân tộc ở phía Đông sông Giô-đanh là một kiểu mẫu đầu tiên của việc họ thanh tẩy xứ Ca-na-an (Dan 21:1-35 31:1-34). Đây không phải là một điều răn mới, vì Môi-se đã đề cập nó từ trước (Phu 7:1-6,23-26 Dan 33:50-56) và ông sẽ đề cập nó trở lại.
Các tôn giáo của dân Ca-na-an vừa sai trật vừa thô tục. Họ thờ nhiều thần nam và thần nữ, chủ yếu là Ba-anh, thần bão và A-sê-ra, vợ ông ta. “Những trụ A-sê-ra” bằng gỗ (“những rừng cây” NIV) là những biểu tượng tình dục, và dân chúng lợi dụng các kỵ nữ đền thờ khi họ tìm cách thờ phượng các thần của họ. Mục đích chính của tôn giáo Ca-na-an là sự thịnh vượng cho chính họ và cho mùa màng của họ, nên họ lập những nơi thờ phượng trên núi và đồi (“những nơi cao”) để đến gần hơn với các thần. Họ cũng thờ lạy dưới những cây to, mà chúng cũng là những biểu tượng của sự thịnh vượng. Những tập tục tôn giáo đồi bại của họ là một hình thức ma thuật mà bởi đó họ hy vọng làm hài lòng các thần và tác động đến sức mạnh của thiên nhiên để ban cho họ mùa màng dư dật.
Nhưng Môi-se chỉ ra rằng bất cứ thứ gì mang tính hình tượng còn tồn tại trong xứ đều nguy hiểm vì nó có thể trở thành một công cụ cho ma quỉ sử dụng để cám dỗ Y-sơ- ra-ên. Lời khuyên đừng cho ma quỉ nhân dịp (Eph 4:27) cảnh báo chúng ta rằng bất cứ khi nào chúng ta bất tuân Chúa và yêu mến điều mà Ngài muốn chúng ta hủy bỏ tức là chúng ta đã cung cấp cho Sa-tan một chỗ đứng trong đời sống mình. Y-sơ-ra-ên thậm chí phải xóa sạch tên của các thần ngoại giáo, vì tên họ có thể đã được sử dụng trong những lễ nghi huyền bí để làm những câu thần chú.
Chúng ta đang sống trong một thế giới đã loại bỏ những điều tuyệt đối và đề cao “tính đa số”. Nếu “có lợi cho bạn”, thì tôn giáo này cũng tốt như tôn giáo kia, và thật không “thích hợp về mặt chính trị để tuyên bố rằng Chúa Giê-xu Christ là Cứu Chúa duy nhất của thế giới (Cong 4:12 Gi 4:19-24). Nhưng Môi-se cho thấy rõ ràng Đức Chúa Trời khước từ những tôn giáo của dân Ca-na-an và muốn mọi chứng cớ về những tập tục ngoại giáo của họ bị xóa khỏi xứ. Xứ thuộc về Chúa và Ngài có mọi quyền để thanh tẩy nó. Điều răn thứ nhất của Ngài là “Trước mặt ta ngươi chớ có các thần khác” (Phu 5:7). Y- sơ-ra-ên đã không thanh tẩy xứ và bị kỷ luật sự bất tuân của họ. “Họ không hủy diệt các dân, y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn họ; Nhưng lại pha lộn với các dân, tập theo công việc chúng nó, và hầu việc hình tượng chúng nó, là điều gây làm cái bẫy cho mình” (Thi 106:34-36).
2. Thờ phượng Chúa (Phu 12:4-14)
“Các ngươi chớ thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời các ngươi theo cách chúng nó (c.4, NIV) là một lời tuyên bố đơn giản mang một thông điệp mạnh mẽ. Là dân sự Đức Chúa Trời, chúng ta phải thờ phượng Chúa cách Ngài phán bảo chớ không phải bắt chước những tập tục tôn giáo của kẻ khác. Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo hình thành bởi sự mặc khải chớ không bởi sự phát minh của con người hay sự chỉ dẫn của Sa-tan (ITi 4:1 IITi 3:5- 7). Hoạt động quan trọng nhất của Hội Thánh là thờ phượng Đức Chúa Trời, vì mọi điều mang tính thuộc linh thật sự mà Hội Thánh làm tuôn tràn từ sự thờ phượng Cơ Đốc thành sự giải trí và biến nơi thánh của Đức Chúa Trời thành một rạp hát. “Theo luật pháp và lời chứng! Nếu họ không nói theo lời này, đó là vì không có sự sáng trong họ” (Es 8:20 NKJV).
Y-sơ-ra-ên thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật và hằng sống, trong khi dân ngoại bang trong xứ thờ các hình tượng chết đại diện cho các tà thần. Dân Ca-na-an có nhiều điện thờ nhưng Y-sơ-ra-ên sẽ có một nơi thờ phượng trung tâm. Có một sự tương phản rõ rệt trong bản văn giữa “mọi nơi” trong Phu 12:12 và “nơi” trong 12:5,11,14,18,21 26:2. Dân Ca-na-an đã lập nhiều bàn thờ, nhưng Y-sơ-ra-ên phải có chỉ một bàn thờ. Dân Ca- na-an dâng tế lễ cho các thần của họ bất cứ thứ gì họ thích, kể cả con cái của chính họ, nhưng Chúa sẽ cho dân Do Thái biết phải đem đến của lễ nào và Ngài cho biết rõ rằng họ không bao giờ được hy sinh con cái của họ.
Một nơi Đức Chúa Trời ngự (Phu 12:5,8-11a). Trong sách Sáng Thế ký, chúng ta được
cho biết rằng Đức Chúa Trời đã đồng đi với dân Ngài, chẳng hạn như Hê-nóc (5:24), Nô- ê (6:9) và Áp-ra-ham (17:1), nhưng tại núi Si-nai, Đức Chúa Trời tuyên bố với Môi-se rằng Ngài muốn ở với dân sự Ngài (Xu 25:8,45-46). Ngài bảo họ làm cho Ngài một đền tạm, và dân Y-sơ-ra-ên đã đóng góp của cải mình cho dự án thánh này (c.1-2 35:4-36:6). Khi Môi- se dâng đền tạm, Đức Chúa Trời ngự xuống trong vinh hiển và đi vào nơi chí thánh, biến nắp thi ân trên hòm giao ước thành ngai thánh của Ngài (40:34-38 Thi 80:1 99:1NIV). Đôi khi chúng ta nói đến “sự vinh hiển Shê-kê-na” của Đức Chúa Trời trong trại quân Y-sơ- ra-ên, truy nguyên từ một từ Hê-bơ-rơ có nghĩa “ngự vào”.
Các dân tộc Ca-na-an có nhiều đền thờ và điện thờ, nhưng chỉ Y-sơ-ra-ên có sự hiện diện vinh hiển của Đức Chúa Trời chân thật và hằng sống ngự giữa họ (Ro 9:4). Việc chỉ có một nơi thánh trung tâm cho Y-sơ-ra-ên mang ý nghĩa rằng chỉ có một Đức Chúa Trời thật, một sự thờ phượng và chức tế lễ được cho phép, và một dân tộc thánh. Đền tạm, và sau đó là đền thờ, hợp nhất 12 cho phái về mặt thuộc linh và chính trị.
Thật thú vị để làm theo vết lịch sử về đền tạm của Đức Chúa Trời. Dân Y-sơ-ra-ên đã mang đền tạm vào Ca-na-an và đặt ở Si-lô (Gios 18:1 19:51 Gie 7:12). Suốt thời Sa-mu-ên đền tạm ở tại Mích-ba (ISa 7:6) và sau đó ở Nốp (21:1-6). Vì tội lỗi Y-sơ-ra-ên nghịch với Chúa vinh hiển Đức Chúa Trời đã lìa khỏi đền tạm (4:21-22). Suốt thời Đa-vít hòm giao ước ở trên núi Si-ôn trong khi chính đền tạm ở Ghê-đê-ôn (ISu 16:1,37-42 IVua 3:4). Đức Chúa Trời đã mạc khải cho Đa-vít rằng Sa-lô-môn con trai ông sẽ kế vị ông và xây một đền thờ cho vinh hiển của Ngài trên núi Si-ôn, và khi Sa-lô-môn dâng hiến đền thờ, vinh hiển Chúa đã đến ngự tại đó (8:10-11). Khi Ba-by-lôn chiếm Giu-đa, tiên tri Ê-xê-chi-ên đã thấy vinh hiển Đức Chúa Trời lìa đền thờ (Exe 8:1-4 9:3 10:4,18 11:22-23) nhưng ông cũng thấy nó trở lại và ở trong đền thờ (43:1-3).
Khi Chúa Giê-xu đến thế gian để “ngự giữa chúng ta”, vinh hiển Đức Chúa Trời đã trở lại (Gi 1:14), nhưng con người tội lỗi đã đóng đinh Chúa của vinh hiển vào thập tự giá, Ngài đã sống lại từ cõi chết và trở về trời để nhận lại vinh hiển mà Ngài đã từ bỏ trong sự khiêm nhường của mình (17:1,5). Giờ đây mỗi người tin nhận Đấng Christ đều trở nên một đền thờ của Đức Chúa Trời và có Thánh Linh ngự trong lòng (ICo 6:19-20). Nhưng mỗi hội chúng của những người tin nhận cũng là một đền thờ của Đức Chúa Trời (c.10-17), và Đấng Christ đang lập Hội Thánh chung của Ngài làm một nơi ngự cho Thánh Linh (Mat 6:18 Eph 2:19-22). Ngày nào đó, mọi dân Đức Chúa Trời sẽ ở thành thánh được thắp sáng bởi vinh hiển của Đức Chúa Trời (Kh 21:23).
Một bàn thờ cho của lễ(Phu 12:6-7,12-14). Sự thờ phượng của người Ca-na-an cho phép
dân chúng dâng bất cứ của lễ nào họ thích ở bất cứ nơi nào họ chọn, nhưng đối với Y-sơ- ra-ên phải có chỉ một bàn thờ. Dân Do Thái được phép giết và ăn gia súc cùng thú rừng ở bất cứ nơi nào (c.15,21-22), nhưng những con vật này không được dâng làm của lễ khi chúng đã chết. Nơi duy nhất của lễ được chấp nhận là trại bàn thờ trong nơi thánh của Đức Chúa Trời và những người duy nhất có thể dâng chúng ta là những thầy tế lễ được Chúa chỉ định. Chúa không muốn dân Ngài phát minh hệ thống tôn giáo của chính họ bằng cách bắt chước những tập tục của các dân ngoại giáo. Suốt thời kỳ suy đồi của Các quan xét, đó chính xác là điều một số người đã làm (Cac 17:1-18:31).
Của lễ thiêu (Le 1:1-17) tượng trưng sự dâng hiến hoàn toàn cho Chúa, vì tất cả bị thiêu trên bàn thờ. Có thể Phao-lô đã nghĩ đến hình ảnh này khi ông bảo chúng ta dâng mình hoàn toàn cho Chúa để làm theo ý Ngài (Ro 12:1-2). Của lễ thù ân (Le 3:1-17) nói về sự giao thông với Đức Chúa Trời, và người thờ phượng ăn thịt của lễ cùng với gia đình và các thầy tế lễ. Họ có một bữa ăn vui vẻ khi họ kỷ niệm sự nhân từ của Chúa (Phu 12:12,18 26:11). Mặc dù sự thờ phượng hẳn là một điều nghiêm túc, nhưng không nhất
thiết cứng nhắc và ảm đạm. Sự thờ phượng thật không những kéo tín hữu đến gần hơn với Đức Chúa Trời, mà còn kéo dân sự Đức Chúa Trời đến gần nhau.
Đền tạm không những là một nơi dân Do Thái đem đến của lễ, mà còn là nơi họ đem đến phần mười và của dâng hiến của họ. Phần mười là 10% những gì đất đai của họ sản sinh ra, và phần mười này được chia cho các thầy tế lễ và người Lê-vi. Các thầy tế lễ cũng nhận một phần thịt nào đó từ một số của lễ, và đây là cách họ và gia đình họ được cấp dưỡng Môi-se thường nhắc nhở dân sự cấp dưỡng cho người Lê-vi bằng cách trung tín đem phần mười và của dâng đến nơi thánh (12:12,18,19 14:27,29 16:11,14).
3. Tôn trọng sự sống (Phu 12:15-16,20-28)
Những câu này tập trung vào cách dân Do Thái xử lý huyết thú vật bị giết tại bàn thờ hay được ăn ở nhà, một chủ đề Môi-se đã bàn luận trong Le 17:1-16. Chúa đã mở đầu chủ dề này sau khi Nô-ê gia đình ông ra khỏi tàu, vì đó là lúc Ngài cho phép loài người ăn thịt (Sa 9:1-7 1:29 2:9,16). Trong sự ban hành luật pháp ở Sáng Thế ký, Đức Chúa Trời cấm việc làm đổ máu người và ăn huyết thú vật, dù con thú nuôi trong nhà hay thú hoang Ngài cũng lập ra điều mà chúng ta ngày nay gọi là “án tử hình”. Loài người được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời và có sự sống từ Đức Chúa Trời nên giết ai đó là tấn công Đức Chúa Trời và cướp của người đó món quà sự sống của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời ra lệnh rằng những kẻ giết người phải bị xử phạt bằng cách mất sự sống của chính họ, và quyền thi hành luật này thuộc về các quan chức quốc gia (Ro 13:1-14). Bằng cách ban luật này, Chúa thật sự đang thiết lập chính thể loài người trên đất. Đáng chú ý rằng nếu một con vật giết chết một người, con vật đó phải bị giết (Xu 21:28-32).
Từ lâu trước khi khoa học khám phá sự quan trọng của huyết, Chúa đã tuyên bố rằng sự sống ở trong huyết phải được tôn trọng cho không phải bị đối xử như thức ăn binh thường (4). Nếu một người Do Thái giết một con vật ở nhà, anh ta phải đổ toàn bộ huyết xuống đất trước khi thịt có thể được nấu và ăn. Nếu anh ta đem một con vật đến nơi thánh để tế lễ, thầy tế lễ sẽ đổ huyết ra bàn thờ. Nếu trình tự nghi lễ đòi hỏi, thì tế lễ sẽ bỏ vào một cái chậu vừa đủ huyết để rưới bên trên hoặc xung quanh bàn thờ. Bằng cách làm theo trình tự này, dân Do Thái không những bày tỏ sự tôn trọng đối với món quà sự sống của Đức Chúa Trời, thậm chí đối với thú vật, họ còn bày tỏ sự tôn trọng đối với con vật đã phó sự sống vì người thờ phượng. Dân Do Thái không thường xuyên ăn thịt, vì quá đắt giá để giết gia súc, nên khi đã giết một con vật, họ phải làm điều đó với sự tôn trọng. Họ có thể đem một con vật đến nơi thánh và dâng nó làm của lễ thù ân rồi sau đó thưởng thức món thịt như một bữa tiệc đặc biệt (Le 3:1-17 7:11-38).
Sự nhấn mạnh này về việc làm đổ huyết ở trung tâm của thông điệp về Phúc Âm. Chúng ta được cứu khỏi tội lỗi mình không phải bởi cuộc đời của Đấng Christ hay gương mẫu của Đấng Christ, nhưng bởi sự chết hy sinh của Đấng Christ, “chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài” (Eph 1:7 Co 1:14). Huyết Đấng Christ quý báu đối với chúng ta (IPhi