Thiết bị ghép nối (Thiết bị mạng chuyên dụng):

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết bị mạng, mô hình mạng pps (Trang 30 - 33)

Để hệ thống mạng làm việc trơn tru, hiệu quả và khả năng kết nối tới những hệ thống mạng khác đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị mạng chuyên dụng. Những thiết bị mạng này rất đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng đều dựa trên những thiết bị cơ bản là Repeater, Hub, Switch, Router và Gateway.

*Switch (Bộ chuyển mạch):

Bộ chuyển mạch là sự tiến hoá của cầu, nhưng có nhiều cổng và dùng các mạch tích hợp nhanh để giảm độ trễ của việc chuyển khung dữ liệu.

- Là thiết bị giông Bridge và Hub nhưng thông minh hơn

- Switch giữa bảng địa chỉ MAC của mỗi cổng và thực hiện giao thức Spanning-Tree. Switch cũng hoạt động ở tầng data link và trong suốt với các giao thức ở tầng trên.

- Có khả năng chỉ chuyển dữ liệu đến đúng kết nối thực sự cần dữ liệu này làm giảm đụng độ trên mạng.

- Dùng để phân đoạn mạng trong các mạng cục bộ lớn (VLAN)

Switch đôi khi được mô tả như là một Bridge có nhiều cổng. Trong khi một Bridge chỉ có 2 cổng để liên kết được 2 segment mạng với nhau, thì Switch lại có khả năng kết nối được nhiều segment lại với nhau tuỳ thuộc vào số cổng (port) trên Switch. Cũng giống như Bridge, Switch cũng "học" thông tin của mạng thông qua các gói tin (packet) mà nó nhận được từ các máy trong mạng. Switch sử dụng các thông tin này để xây dựng lên bảng Switch, bảng này cung cấp thông tin giúp các gói thông tin đến đúng địa chỉ.

Ngày nay, trong các giao tiếp dữ liệu, Switch thường có 2 chức năng chính là chuyển các khung dữ liệu từ nguồn đến đích, và xây dựng các bảng Switch. Switch hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với Repeater và có thể cung cấp nhiều chức năng hơn như khả năng tạo mạng LAN ảo (VLAN).

Hình 2.2.2.1: Switch

*Modem:

- Là tên viết tắt từ hai từ điều chế (MOdulation) và giải điều chế(DEModulation)

- Là thiết bị cho phép điều chế để biến đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự để có thể gửi theo đường thoại và khi nhận tín hiệu từ đường thoại có thể biến đổi ngược lại thành tín hiệu số.

- Modem có 2 loại là modem gắn trong (Internal) và modem gắn ngoài (External).

Modem trong Modem ngoài

Hình 2.2.2.2: Modem

*NIC (Network Interface Card –Card mạng): Là thiết bị kết nối giữa máy

tính và cáp mạng, Đó là một card được cắm trực tiếp vào máy tính. Trên đó có các mạch điện giúp cho việc tiếp nhận (receiver) và phát (transmitter) tín hiệu lên mạng. Người ta thường dùng từ tranceiver để chỉ thiết bị (mạch). NIC có chức năng:

- Kết nối giữa máy tính và cáp mạng để phát hoặc nhận dữ liệu với các máy tính khác thông qua mạng.

- Kiểm soát luồng dữ liệu giữa máy tính và hệ thống cáp.

- Đưa dữ liệu lên mạng.

- Gửi dữ liệu tới máy tính khác. - Cung cấp địa chỉ MAC.

Hình 2.2.2.3 : NIC (Network Interface Card –Card mạng)

Khi chọn card mạng, cần chú ý các yếu tố:

 Các giao thức Ethernet, Token Ring hay FDDI.

 Môi trường cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, không dây hay cáp quang.  Loại bus PCI hay ISA.

 Card ISA 8 bits hoặc 16 bits trong khi card PCI 32 bits.

 Tốc độ bus mặc định của slot ISA là 8,33MHz (băng thông 8,33MB/s) và slot PCI là 33,33MHz (băng thông 133,33MB/s).

 Card ISA phải cấu hình cứng bằng các jumper, card PCI có thể cấu hình bằng phần mềm center.

 Mỗi NIC có một mã duy nhất gọi là địa chỉ MAC (Media Access Control).

 MAC address có 6 byte, 3 byte đầu là mã số nhà sản xuất, 3 byte sau là số serial của card.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết bị mạng, mô hình mạng pps (Trang 30 - 33)