Lư-sanh là người đời Tống cũng là học trò thầy Thiệu-nghiêu-phu, học hành giỏi, thượng thông thiên văn, hạ đạc địa lý, trung quán nhơn sự, bá gia, chư sử vô sở bất độc, ngủ kinh, tứ truyện vô sở bất thông, muốn lập công danh cho sớm, mà đường khoa trường thì chậm chạp, nghĩ mình đương thì bay nhảy, một lớp học với người ta, mà người ta thì đậu đã đời nào, làm quan lớn, vỏng lọng nghing ngang, hầu vợ nhớn nhỡ, vang hiển trong đời; còn lực học mình thì hơn người ta, vào trường nào cũng hỏng, lao đao, lận đận, không mở mày mặt với anh em, thà chết chẳng thà chịu nhục.
Ông Thiệu-nghiêu-Phu, biết ý tên học trò, bôn bức công danh, hay than thân trách phận, thường lấy chữ học tài thi mạng mà khuyên giải, nói rằng: ấy là tại mạng lý con chưa tới, như mạng lý con tới rồi, thì cuộc công danh phú quí có mấy hồi, nội trong một điềm chiêm bao cũng ngó thấy, có lâu lắc chi mà phòng lo cho nhọc.
Tên học trò nghe nói, bèn xin cho ngó thấy cuộc vinh hiển một chút cho thỏa tấm lòng, kẻo đàng công danh còn dài, có thi nữa cũng chưa chắc là đậu rớt, may gặp ông Lữ-tiên[12] kể qua các chuyện, ông Lữ-tiên dạy rằng qua ngày mai đi với thầy, thầy sẽ cho coi.
Tên học trò về nhà bồi hồi ngủ không đặng, trông cho sáng mà qua trường. Thầy trò đem nhau đi hơn nữa ngày, không thấy sự gì. Trưa nắng, đói bụng, thầy trò ghé quán, hối chủ quán nấu cơm. Chủ quán lật đật đi lấy gạo huình lương vo mà nấu; mới bắc nồi cơm lên bếp, thì tên học trò đã buồn ngủ, kéo gối mà nằm. (Có kẻ nói ông Lữ-tiên đã có làm phép trong cái gối). Tên học trò nằm xuống, liền ngó thấy một điềm chiêm bao: thấy mình
vào thi hội đậu tấn sĩ, làm tri phủ, lần lần làm tới án sát, bố chánh, tuần phủ, đi 4 lọng, vỏng điều, ngáng ngà, quân lính hầu hạ đỏ đường; đi có cờ ngủ hành, có đại cổ, tiểu cổ, vinh hiển dưới thế; còn ở tại dinh tư thì có hầu thiếp 16, 17 tuổi, trắng trẻo lịch sự như tiên; quân hầu nhà khách, nhà bông, nhà trà, nhà bếp dư một đôi trăm đứa. Tên học trò lấy làm khoái ý, nói rằng đã hết kiếp cực khổ rồi. Đến chừng thức giấc dậy, thì gạo huình lương của lão quán nấu chưa chín. Ấy cuộc công danh phú quí ở đời chẳng khác chi một giấc huình lương.
99. – TRƯƠNG BẤT LƯỢNG.
Có một người đi buôn, vừa tới đầu đất Trực-lệ thình lình trời mưa đá, chun vào đám lúa mà núp, xảy nghe trên không có tiếng rằng: ấy là ruộng Trương-bất-Lương, chớ hại lúa nó. Người buôn ấy ngẫm nghĩ họ Trương ấy là ai, đã gọi rằng Bất-lương, sao còn hồi họ. Giây lâu hết mưa, người buôn ấy vào trom xóm hỏi thăm quả có người Trương-bất-Lượng, không phải là bất lương. Người buôn ấy học chuyện lại, hỏi ngụ ý chi mà đặt là bất-Lượng. Người ta nói họ Trương ấy giàu lúa, dân nghe đều tới vay mượn, đến khi trả chẳng luận nhiều ít, có bao nhiêu trả bấy nhiêu, họ Trương tin bằng lời chẳng đong đi đong lại, cho nên trong làng ai nấy đều gọi là Bất-lượng, nghĩa là chẳng đong lường. Các chủ ruộng chạy ra đồng coi lúa, đám nào cũng ngã rạp, có một sở ruộng họ Trương kia lúa đứng sựng không hao một gié.
100. – HỘ ĂN TRỘM
Đời Thuận-trị giồng Đằng-trạch trong mười tên dân ăn trộm hết bảy, quan sở tại không dám bắt, sau biệt hộ cho làm hộ ăn trộm. Chúng nó có việc kiện cáo với lương dân, thì quan trên cố ý tày vị, sợ làm thẳng phép mà sanh loạn. Sau có người đi kiện sợ thua, mạo xưng là dân hộ ăn trộm, bên bị cáo giận lắm, một hai nói không phải.
Hai đàng tới giữa quan không tranh lẽ ngay gian, cứ chuyện mạo nhận mà cải. Nhằm lúc chồn ma hay khuấy, quan bắt đặng cho đòi thầy pháp tới làm phép bắt chồn bỏ vào vò đậy nắp, chất lửa mà đốt. Con chồn ở trong vò la lớn lên rằng nó cũng là dân trong hộ ăn trộm, ai nấy đều tức cười.
Sách dị sử bàn rằng: nay có quân côn đồ đánh đuốc đi ăn cướp, (nói chữ thì là minh hỏa hành kiếp), quan không làm án ăn cướp, nói là ăn trộm; có đứa leo tường phạm tội gian dâm, rồi lại xưng là ăn trộm. Cuộc đời đổi dời chừng ấy, ví dụ bây giờ có bắt đặng chồn, nó cũng xưng là ăn trộm chẳng không.
101. – XỬ KIỆN.
Có một đứa đày tớ, nằm mơ màng thấy quỉ bắt đi, đem tới chỗ cung điện. Vua diêm-la ngồi trên ngó xuống, thấy nó liền nói quỉ bắt lầm, dạy phải đưa về. Tên đầy tớ thức giấc sợ chạy ngủ chỗ khác. Quách-an cũng là đày tớ thấy anh em bạn bỏ giường không, lại lên mà nằm. Canh khuya tên Lý-lộc nguyên có thù hềm với tên trước, xách dao vào giết lầm nhằm Quách-an. Cha Quách-an đi kiện, quan huyện tự nhược không lấy làm đều. Cha Quách- an nói mình già cả nhờ có một chút con, con chết mình cũng phải chết. Quan huyện làm án dạy Lý-lộc phải làm con thế, cha Quách-an không chịu. Ông huyện dạy rằng: ấy mạng thế mạng, luật nói đành rành, ông cứ luật.
Có người mướn nhà người ta mà ở, quá kỳ không trả tiền, chủ nhà đi kiện, ông huyện không biết xử làm sao, bèn trưng kinh thi mà rằng: trong
mao-thi có nói: Di thước hữu sào, di cưu cư chi (chim thước làm ổ, chim cưu
Lại có án nhân mạng, vợ kiện người ta giết chồng, quan huyện thạnh nộ cho bắt hung phạm tới, vỗ ghế quở rằng: đạo vợ chồng là Cầm sắc chi hảo, sao mi dám phân vợ rẻ chồng, làm cho người ta phải ở góa? Thôi, ông bắt mi phải làm chồng thế, còn con vợ mi, ông dạy phải ở góa.
Bây giờ cũng có ông huyện xử kiện ngang ngang, người ta sợ ông huyện giận, người ta không dám nói, phải thiên hạ có gan như ông Lạng-tương- Như, thì mấy ông huyện võ cũng ít tung hoành.
102. – LẠNG-TƯƠNG-NHƯ.
Tần-thỉ-Hoàng đánh nước Triệu lấy hết năm thành, sau nghe Triệu có ngọc bích, quốc thơ qua Triệu biểu đam dâng ngọc bích thì trả năm thành. Tướng nước Triệu là Lạng-tương-Như phụng sứ đem ngọc sang đổi, Tần-thỉ- Hoàng thấy ngọc bích lấy làm châu báu, ngọc muốn lấy mà thành không muốn trả. Lạng-tương-Như lập thế lấy ngọc bích lại, cho người giả ăn mày, lọt ra khỏi thành đem về cho Triệu. Bữa sau Tần-thỉ-Hoàng đòi Lạng-tương- Như vào hỏi ngọc, Lạng-tương-Như khẳng khái nói vua muốn ngọc thì trước phải giao năm thành, cho có chữ làm tin. Tần-thỉ-Hoàng thạnh nộ hỏi: nhà ngươi có biết Thiên tử chi nộ chăng? Lạng-tương-Như tâu dám hỏi. Tần-thỉ- Hoàng nói: Thiên tử chi nộ thì là lưu huyết bách bộ, bộc thi thiên lý. (Nghĩa là Thiên tử giận, máu chảy trăm bước, thây phơi ngàn dặm.) Lạng-tương-Như hỏi: vậy Thiên tử có biết thất phu chi nộ ra làm sao chăng? Tần-thỉ-Hoàng làm thinh. Lạng-tương-Như trợn con mắt lên nói: Thất phu chi nộ thì là lưu
huyết ngũ bộ, bộc thi nhị nhơn. (Nghĩa là đứa hèn giận, máu chảy năm bước,
bày thây hai người.) Tần-thỉ-Hoàng thấy người khí khái cũng kiêng mà cho về.
Ấy Lạng-tương-Như phụng hườn Triệu bích, cho nên bây giờ có mượn có lấy vật gì mà hẹn trả, thì người ta hay viết chữ phụng bích hay là bích hườn.
103. – CHUYỆN HỌ ĐỖ.
Họ-đỗ ở sông Nghi, ở trong chợ bước ra, ngồi dựa vách tường đợi bạn
hàng, mệt ngủ quên, thấy một người cầm trát bắt y đi tới một tòa dinh dẫy, không biết là dinh ông nào, con mắt chưa tầng thấy. Vào dinh thấy một
người đội mảo ống ở trong đi ra, Đỗ nhìn thì là họ Trương ở đất Thanh-châu cũng là người cố cựu. Trương thấy Đỗ, thất kinh, hỏi làm sao anh lọt xuống đây. Đỗ nói không biết làm sao mà có trát đòi. Trương nghi đòi lầm, xắm rắm đi hỏi, biểu Đỗ phải ở một chỗ đừng đi đâu lạc thì cứu không đặng.
Trương nói rồi đi mất, hồi lâu có người đi trát tới chịu đòi lầm, cho Đỗ về. Đỗ từ biệt ra đi, dọc đàng gặp sáu bảy đứa con gái lịch sự, phải lòng đi theo, qua đàng chẹt, trở lộn xuống, được vài mươi bước, Trương ở đàng sau kêu lớn, hỏi anh Đỗ toan đi đâu? Đỗ mê sa xăm xăm đi mải, giây lâu thấy mấy đứa con gái chun vào lều. Đỗ nhìn là quán rượu mụ Vầm, chun vào cữa, ngó quanh quất, thấy mình nằm chung một chuồng với heo con, sờ sờ đã hóa ra heo, tai còn nghe tiếng Trương kêu văng vẳng, sợ hoảng đụng đầu vào vách tường, xảy nghe tiếng người ta nói con heo điên, nó nhảy chết. Đỗ ngó ngoái thấy mình lại hóa ra người, lật đật chạy ra khỏi cửa, thì thấy Trương chực ngoài đường dức rằng: tôi đã dặn anh đừng đi, sao anh không nghe, thiếu một chút nữa thì đã không xong. Nói rồi Trương nắm tay Đỗ đưa ra tới cữa chợ, từ giã mà đi. Họ-đỗ thức giấc thì mình hãy còn ngồi dựa vách, tới quán mụ Vầm hỏi quả có một con heo con nhảy đụng vách tường mà Chết.