“CHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH THƯ VIỆN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Một phần của tài liệu Ruot so 4_034050 (Trang 30 - 33)

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Việc thực hiện chuyển đổi số ngành thư viện nhằm ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số, nâng cao năng lực hoạt động của thư viện từ tỉnh đến cơ sở và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục của đất nước cũng như của tỉnh ngày 17 tháng 11 năm 2021 UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Kế hoạch số 3829/KH-UBND kế hoạch triển khai “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Với mục tiêu chủ yếu đến năm 2025 đó là:

- Thư viện tỉnh Điện Biên được đầu tư cơ sỏ vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin một cách đồng bộ, hiện đại; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu nghiệp vụ thư viện, từng bước phát triển thư viện điện tử, thư viện số tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu đọc và thông tin đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh với chất lượng dịch vụ cao; có khả năng chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin liên thư viện trong hệ thống thư viện công cộng trên toàn quốc.

- Xây dựng các dự án số hoá tài liệu và tài nguyên thông tin của từng thư viện. Trong đó, ưu tiên số hoá tài liệu địa chí, tài liệu quý hiếm. Phấn đấu đến năm 2025 có 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá, khoa học, các tài liệu phản ánh về địa phương có trong thư viện tỉnh, các tổ chức, cá nhân đang lưu trữ được số hoá và quản lý, khai thác sử dụng trên phần mềm thư viện số.

- Phấn đấu trến 80% thư viện công cộng cấp huyện, 60% thư viện cơ sỏ giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác có trang thông tin điện tử được tích hợp vào Cổng thông tin điện tử chủ quản và có khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến; thực hiện việc liên kết, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện. 60% số thư viện trong tỉnh trở lên được kiểm tra, quản lý bằng công nghệ số.

- Mở lớp bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực chuyển đổi số, sử dụng và quản trị thư viện điện tử, thư viện số tới 100% cán bộ trong hệ thống thư viện công cộng và cán bộ phụ trách thư viện trong toàn tỉnh

- 100% cán bộ làm công tác thư viện trong toàn tỉnh được bồi dưỡng, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại, thư viện số.

Bên cạnh đó, định hướng đến năm 2030: tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác

Thông tin KHOA HỌC

& CÔNG NGHỆ Số 4/2021

33chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực

hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ thông tin cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.

Để hoàn thành các mục tiêu, Kế hoạch đã đề ra 08 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện, đó là:

- Nâng cao nhận thức, tăng cường công tác tuyên truyền: tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, tầm quan trọng của việc chuyển đổi số ngành thư viện đồng bộ với chuyển đổi số ngành Văn hoá, thể thao và Du lịch của tỉnh; huy động sự tham gia có hiệu quả của các phương tiện thông tin, truyền thông trên địa bàn tỉnh vào công tác tuyên truyền, phổ biến chương trình chuyển đổi số ngành thư viện bằng nhiều hình thức phong phú, lồng ghép qua các hoạt động sự kiện có liên quan đến công tác thư viện. Chú trọng, biểu dương tôn vinh những tập thể, cá nhân đạt nhiều kết quả tích cực về chuyển đổi số để lan toả, nhân rộng.

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách: rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, trọng tâm là triển khai Thông tư số 09/2021/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; có cơ chế chính sách thu hút các nguồn lực tham gia chuyển đổi số, hoàn thiện các quy định về điều kiện tối thiểu của hạ tầng, thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại đối với thư viện tỉnh nhằm hỗ trợ, phục vụ tích cực quá trình chuyển đổi số,

- Hoàn thiện và phát triển hạ tầng số

của ngành thư viện: tăng cường đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, tiện ích thư viện điện tử, thư viện số trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại; hoàn thiện các điều kiện tối thiểu về hạ tầng, quy chuẩn kỹ thuật về thư viện và ứng dụng công nghệ thông tin trong thư viện, số hoá tài nguyên thông tin, chuẩn hoá dữ liệu trong thư viện số, kết nối liên thông thư viện, chia sẻ tài nguyên, sản phẩm thông tin giữa các thư viện các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các thư viện trong cả nước.

Xây dựng hệ thống thư viện công cộng trong toàn tỉnh có hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đáp ứng các yêu cầu, điều kiện của các dịch vụ thư viện số theo hướng kết nối mạng lưới hiện đại, linh hoạt theo thời gian thực, số hoá tài nguyên thông tin nhằm phục vụ kết nối liên thông, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với quy mô, đặc thù của từng loại thư viện, sớm hình thành thư viện điện tử, thư viện số. Có vốn tài nguyên thông tin phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin, tiêu chí của thư viện hiện đại, thư viện số.

- Phát triển dữ liệu số ngành thư viện: tập trung xây dựng các dự án số hoá tài liệu và tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin thư viện trên cơ sở tạo mới và tích hợp với cơ sở dữ liệu số sẵn có theo hướng mở trong đó:

+ Thư viện tỉnh, thư viện các huyện, thị xã, thành phố: ưu tiên số hoá tài liệu địa chí, tài liệu quý hiếm, các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hoá, khoa học.

+ Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân: ưu tiên số hoá tài liệu quý hiếm, tài liệu quân sự, an ninh, đề tài cách mạng,…

+ Thư viện các trường cao đẳng, cơ sở giáo dục khác: ưu tiên số hoá tài liệu tham khảo, học liệu, tài liệu nội sinh gắn với chương trình đào tạo.

Thông tin KHOA HỌC

& CÔNG NGHỆ

Số 4/2021 34

Khuyến khích các thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn tỉnh cùng tham gia số hoá tài nguyên, sản phẩm thông tin thư viện. Hình thành ngân hàng dữ liệu, các cơ sở dữ liệu hệ thống định danh các thư viện trên địa bàn tỉnh và các dịch vụ cung cấp thông tin, tài nguyên thông tin tại thư viện cũng như trên không gian mạng; hỗ trợ thúc đẩy hợp tác để cung cấp các dịch vụ định danh cho người sử dụng các dịch vụ tài nguyên thông tin của thư viện; xây dựng các hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến và phổ biến rộng rãi tới mọi người dân và theo từng nhóm đối tượng sử dụng tài nguyên thông tin trong hệ thống thư viện.

Xây dựng mục liên hợp phản ánh tài nguyên thông tin dùng chung và mục liên hợp với một số ngành, lĩnh vực, tăng cường các dịch vụ thông tin chuyên đề, đổi mới dịch vụ thông tin thư viện theo hướng cung cấp thông tin và tri thức theo yêu cầu. Đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp tài nguyên thông tin của thư viện dưới dạng tài nguyên số, sản phẩm thông tin số.

- Xây dựng và phát triển nền tảng số: xây dựng, tích hợp, kết nối, liên thông, chia sẻ cơ sở dữ liệu, trao đổi tài nguyên thông tin số giữa hệ thống các thư viện công cộng trong và ngoài nước, hợp tác bổ sung, chia sẻ dùng chung cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin, tài nguyên số hoá và quyền truy cập tài nguyên số hoá; quản lý thư viện theo hệ thống để các cơ quan quản lý có thể thực hiện việc kiểm tra, quản lý; cung cấp các dịch vụ trực tuyến (giới thiệu tài nguyên thông tin mới, tra cứu tài nguyên thông tin, mượn/trả, gia hạn tài nguyên thông tin, sao chụp từ xa…) hỗ trợ học tập, nghiên cứu và giải trí cho người dân.

Phối hợp giữa thư viện và bưu chính trong việc phát triển dịch vụ và hỗ trợ cước phí mượn/trả tài nguyên thông tin; phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh (điện thoại, máy tính bảng…) có khả năng truy cập tới các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện ở mọi lúc, mọi nơi; xây dựng dữ liệu mở để người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thư viện cộng đồng, thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng cùng tham gia, góp phần xây dựng hệ sinh thái dữ liệu mở về thư viện và mạng thông tin thư viện quốc gia Việt Nam góp phần xây dựng thành phố thông minh và xây dựng xã hội học tập.

- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng: triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Quản lý và giám sát an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu, bảo đảm cơ chế sao lưu phục hồi máy chủ, máy trạm, các thiết bị đầu cuối liên quan; tổ chức lực lượng ứng cứu sự cố an toàn, an ninh mạng; xây dựng hạ tầng, nền tảng số, dữ liệu số bảo đảm thông tin tin cậy, an toàn, lành mạnh. Phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng, mạng lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện mã độc tấn công, bảo vệ ở mức cơ bản.

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: đổi mới chương trình, hình thức và đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trình độ, kỹ thuật, kỹ năng về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý và người làm công tác thư viện. Biên soạn đầy đủ sách, tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng với nội dung, hình thức, dễ nắm bắt, cập nhật; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức vào tiến trình chuyển đổi số ngành thư viện.

- Đẩy mạnh hợp tác: tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức, doanh nghiệp vào việc

Thông tin KHOA HỌC

& CÔNG NGHỆ Số 4/2021

35

ĐIỆN BIÊN:

Một phần của tài liệu Ruot so 4_034050 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)