NHỮNG THÔNG TIN KHÁC

Một phần của tài liệu TCBS Annual Report 2015_ FINAL (Trang 28 - 30)

Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Các báo cáo thuế của Công ty sẽ chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do việc áp dụng luật và các quy định về thuế đối với các loại nghiệp vụ khác nhau có thể được giải thích theonhiều cách khác nhau, số thuế được trình bày trên báo cáo tài chính có thể sẽ bị thay đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế.

Bảng ước tính mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Công ty cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2015 và năm 2014 được trình bày dưới đây:

Số dư của Công ty với các bên liên quan tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2015 và 31 tháng 12 năm 2014 bao gồm:

20.1 Nghiệp vụ với các bên liên quan

Những giao dịch trọng yếu của Công ty với các bên liên quan cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2015 và ngày 31 tháng 12 năm 2014 bao gồm:

20.2 Cam kết thuê hoạt động

Công ty hiện đang thuê văn phòng theo các hợp đồng thuê hoạt động. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2015 và 31 tháng 12 năm 2014, các khoản tiền thuê phải trả trong tương lai theo hợp đồng thuê hoạt động được trình bày như sau:

Năm nay

Đơn vị: VND Đơn vị: VNDNăm trước

Tổng lợi nhuận trước thuế 533.054.209.122 181.194.760.948

Trừ: Thu nhập cổ tức không chịu thuế (1.714.330.000) (2.943.942.495)

Cộng: Chi phí không hợp lệ 201.311.864 72.466.673

Tổng thu nhập chịu thuế TNDN 531.541.190.986 178.323.285.125

Tổng chi phí thuế TNDN trong năm 116.939.062.017 39.231.122.728

Thuế TNDN phải trả/(trả trước) đầu năm 7.320.829.774 (62.675.727)

Thuế TNDN đã nộp trong năm (68.389.952.139) (31.847.617.227)

Thuế TNDN phải trả cuối năm 55.869.939.652 7.320.829.774

Bên liên quan Mối quan hệ Nội dung nghiệp vụ Đơn vị: VNDNăm nay Năm trước Đơn vị: VND

Ngân hàng TMCP

Kỹ thương Việt Nam Ngân hàng mẹ

Doanh thu lãi tiền gửi

có kỳ hạn 4.831.670.823 8.217.188.892

Doanh thu lãi tiền gửi

không kỳ hạn 610.485.371 354.214.803

Công ty Quản lý

Quỹ Kỹ thương Công ty con của Ngân hàng mẹ

Doanh thu lãi tiền gửi

ủy thác đầu tư 385.316.858 937.712.026

Chi phí quản lý danh

mục đầu tư ủy thác 1.933.463.779 5.953.178.725

Công ty liên quan Mối quan hệ Các giao dịch Số cuối nămĐơn vị: VND Số đầu năm Đơn vị: VND

Ngân hàng TMCP

Kỹ Thương Việt Nam Ngân hàng mẹ

Vốn góp từ Ngân

hàng mẹ 1.000.000.000.000 1.000.000.000.000 Phải thu tiền gửi có

kỳ hạn 200.000.000.000 515.000.000.000

Phải thu lãi tiền gửi

có kỳ hạn 684.444.444 149.888.890

Phải trả tiền gửi của

nhà đầu tư 94.794.066 40.759.386.137

Các khoản phải trả

khác 639.074.317 208.852.829

Công ty Quản lý

Quỹ Kỹ Thương Công ty con của Ngân hàng mẹ

Phải thu Danh mục ủy thác đầu tư bằng tiền 20.747.636.232 128.682.455.488 Phải trả phí chuyển tiền - 10.054.079 Phải trả phí quản lý danh mục 164.905.759 197.540.261 Phải trả phí lưu ký 10.429.481 -

Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Ngày 31 tháng 12 năm 2014

Đến 1 năm 470.081.986 484.230.528

Từ 1 - 5 năm - -

Trên 5 năm - -

20.3 Chính sách quản lý rủi ro

Mục đích của Công ty là trở thành một Công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường. Do vậy, công ty nhận định nghiệp vụ quản lý rủi ro là nghiệp vụ không thể thiếu cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty đã xây dựng hệ thống kiểm soát nhằm đảm bảo sự cân bằng ở mức hợp lý giữa chi phí rủi ro phát sinh và chi phí quản lý rủi ro. Ban Giám đốc liên tục theo dõi quy trình quản lý rủi ro của Công ty để đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa rủi ro và kiểm soát rủi ro.

Công ty có rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Ban Giám đốc xem xét và thống nhất áp dụng các chính sách quản lý cho những rủi ro này như sau.

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường là rủi ro mà giá trị hợp lý của các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của giá thị trường. Giá thị trường có bốn loại rủi ro: rủi ro lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro giá hàng hóa và rủi ro về giá khác, chẳng hạn như rủi ro về giá cổ phần. Công cụ tài chính bị ảnh hưởng bởi rủi ro thị trường bao gồm các khoản vay và nợ, tiền gửi, các khoản đầu tư sẵn sàng để bán.

Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro mà giá trị hợp lý hoặc các luồng tiền trong tương lai của một công cụ tài chính sẽ biến động theo những thay đổi của lãi suất thị trường. Rủi ro thị trường do thay đổi lãi suất của Công ty chủ yếu liên quan đến tiền và các khoản tiền gửi ngắn hạn của Công ty. Đây là các khoản đầu tư ngắn hạn và không được Công ty nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ sự tăng lên trong giá trị.

Công ty quản lý rủi ro lãi suất bằng cách phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường để có được các lãi suất có lợi cho mục đích của Công ty.

Độ nhạy đối với lãi suất

Công ty không thực hiện phân tích độ nhạy đối với lãi suất cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2015 vì rủi ro do thay đổi lãi suất của Công ty tại ngày lập báo cáo là không đáng kể.

Rủi ro tiền tệ

Công ty không có rủi ro tiền tệ tại ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Rủi ro về giá cổ phiếu

Các cổ phiếu đã niêm yết và chưa niêm yết do Công ty nắm giữ bị ảnh hưởng bởi các rủi ro thị trường phát sinh từ tính không chắc chắn về giá trị tương lai của cổ phiếu đầu tư.

Tại ngày lập báo cáo tài chính, Công ty không đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết.

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất tài chính của Công ty nếu khách hàng hoặc đối tác của một công cụ tài chính không thực hiện đúng các nghĩa vụ ghi trên hợp đồng, và phát sinh chủ yếu từ các khoản tiền gửi, đầu tư chứng khoán nợ và phải thu cùa Công ty.

Mức độ rủi ro tín dụng tối đa tại ngày báo cáo như sau:

(i) Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty chủ yếu được gửi tại các tổ chức tài chính danh tiếng, Ban Giám đốc không nhận thấy có rủi ro tín dụng trọng yếu nào từ các khoản tiền gửi này và không cho rằng các tổ chức tài chính này có thể mất khả năng trả nợ và gây tổn thất cho Công ty.

(ii) Các khoản đầu tư vào chứng khoán nợ

Công ty giới hạn mức rủi ro tín dụng bằng cách chỉ đầu tư vào các loại chứng khoán dễ thanh khoản được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán đã được cấp phép hoạt động, ngoại trừ trường hợp đầu tư phục vụ mục đích chiến lược dài hạn, và của các đối tác có xếp hạng tín nhiệm tương đương hoặc cao hơn so với Công ty.

(iii) Các khoản phải thu ngắn hạn, tài sản ngắn hạn khác và tài sản dài hạn khác

Rùi ro tín dụng của Công ty chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi đặc điểm của từng khách hàng. Đối phó với những rủi ro này, Công ty cố gắng chọn lọc những khách hàng lịch sử tín dụng tốt và yêu cầu tài sản đảm bảo cần thiết. Ban quản lý rủi ro của Công ty đã thiết lập một chính sách tín dụng mà theo đó mỗi khách hàng mới sẽ được đánh giá riêng biệt về độ tin cậy của khả năng trả nợ trước khi Công ty đưa ra các điều khoản và điều kiện cung cấp dịch vụ và thanh toán cho khách hàng đó.

Mức độ tập trung rủi ro tín dụng phát sinh từ các nhóm khách hàng có các đặc điểm kinh tế tương tự có khả năng không thể thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng khi có sự thay đổi trong điều kiện kinh tế hoặc các điều kiện khác.

Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác chưa quá hạn hay chưa bị giảm giá chủ yếu liên quan đến nhiều khách hàng không có lịch sử vi phạm về việc trả nợ trong thời gian gần đây, Ban Giám đốc tin rằng các khoản phải thu này có chất lượng tín dụng cao.

Công ty không có các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác bị quá hạn.

Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Ngày 31 tháng 12 năm 2014

Tiền và các khoản tương đương tiền (i) 742.637.432.554 565.024.169.846 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn –

trái phiếu (ii) 661.593.261.961 515.644.316.000

Các khoản phải thu ngắn hạn (iii) 277.347.247.562 1.510.046.930

Tài sản ngăn hạn khác 43.454.545 142.805.265

Tài sản dài hạn khác 165.176.363 191.586.448

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là rủi ro Công ty gặp khó khăn khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính do thiếu vốn. Rủi ro thanh khoản của Công ty chủ yếu phát sinh từ việc các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính có các thời điểm đáo hạn lệch nhau.

Công ty giám sát rủi ro thanh khoản thông qua việc duy trì một lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền và các khoản vay ngân hàng ở mức mà Ban Giám đốc cho là đủ để đáp ứng cho các hoạt động của Công ty và để giảm thiểu ảnh hưởng của những biến động về luồng tiền.

Bảng dưới đây tổng hợp thời hạn thanh toán của các khoản nợ phải trả tài chính của Công ty dựa trên các khoản thanh toán dự kiến theo hợp đồng trên cơ sở chưa được chiết khấu:

20.4 Thuyết minh bổ sung về tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính theo Thông tư 210

Ngày 6 tháng 11 năm 2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 210/2009/TT-BTC hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính (“Thông tư 210”) có hiệu lực cho các năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2011. Thông tư 210 đã đưa ra các định nghĩa về công cụ tài chính, bao gồm tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính, công cụ tài chính phái sinh và công cụ vốn chủ sở hữu cũng như quy định cách thức phân loại, trình bày và thuyết minh các loại công cụ này.

Do Thông tư 210 chỉ quy định việc trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, các khái niệm dưới đây theo Thông tư 210 chỉ áp dụng đối với việc lập thuyết minh này. Các khoản mục tài sản và nợ của Công ty vẫn được ghi nhận và hạch toán theo các quy định hiện hành của các Chuẩn mực Kế toán và Hệ thống Kế toán Việt Nam, các chính sách kế toán áp dụng cho công ty chứng khoán được quy định tại Thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2008 và Thông tư số 162/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2010 của Bộ Tài chính và tuân thủ các quy định có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính kèm theo.

Bất kỳ thời điểm nào

Đơn vị: VND Dưới 1 năm Từ 1-5 năm Tổng cộngĐơn vị: VND 31 tháng 12 năm 2015

Một phần của tài liệu TCBS Annual Report 2015_ FINAL (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)