Sản xuất công nghiệp

Một phần của tài liệu TINH HINH KINH TE XA HOI THANG 3 NAM 2021 (Trang 26 - 28)

Ngay từ những tháng đầu năm, tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, gắn với việc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp thông qua hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội; giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư và doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và hợp tác đầu tư. Tháng 3 năm 2021, tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong trạng thái bình thường mới, với sự khởi sắc của các thị trường xuất khẩu quan trọng như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông. Nhiều ngành sản xuất công nghiệp chủ lực của tỉnh như chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm bằng gỗ, máy móc thiết bị, giày dép, dệt may có số lượng đơn hàng xuất khẩu mới tăng, do đó các doanh nghiệp phải tuyển dụng với số lượng lớn lao động, đây là tín hiệu tốt góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 năm 2021 ước tính tăng 36,76% so với tháng trước và tăng 6,66% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 37,3% so với tháng trước và tăng 6,95% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tương ứng tăng 27,94% và 4,08%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,9% và 7,81%. Riêng ngành khai khoáng tăng 57,38% so với tháng trước và giảm 40,09% so với cùng kỳ.

Hiện nay, Bình Dương có trên 8.500 doanh nghiệp hoạt động ngành công nghiệp, trong đó doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 26,4% tổng số và chiếm 63,3% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn; giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm trên 82% tổng kim ngạch xuất khẩu, tập trung chủ yếu là thị trường Mỹ (chiếm 31,5%), Hàn Quốc (chiếm 10%), Nhật Bản (chiếm 9%), Đài Loan (chiếm 7,4%), Hong Kong (chiếm 6,6%). Mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, giao thương với nhiều nước vẫn khó khăn, nhưng nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương thông qua hình thức giới thiệu, quảng bá sản phẩm trực tuyến đã nhận được các đơn hàng lớn, đảm bảo cho sản xuất và xuất khẩu, hiện nay nhiều doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng đến quí II/2021, thậm chí một số doanh nghiệp có đơn đặt hàng đến cuối năm 2021. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian qua của các cấp, các ngành trong Tỉnh, đã góp phần đưa ngành công nghiệp tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp quý I năm 2021 ước tính tăng 6,89% so với cùng kỳ (cùng kỳ quí I/2020 tăng 6,14%). Chia theo từng ngành kinh tế cấp I như sau:

- Ngành công nghiệp khai khoáng chiếm tỷ trọng 0,4% trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, giảm 25,92% so với cùng kỳ (cùng kỳ quý I/2020

3

tăng 11,55%), nguyên nhân do một số doanh nghiệp ngành này hết giấy phép khai khác và không có phát sinh sản lượng như: Công ty CP Trung Thành, Công ty CP đầu tư và xây dựng 3/2 (CIC39), Công ty TNHH SX TM DV Long Sơn; có 2 doanh nghiệp quy mô lớn giảm sản lượng khai thác là Công ty CP đá Núi Nhỏ và Công ty CP khoáng sản và xây dựng Bình Dương.

- Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo quí I năm 2021 tăng 6,88% so với cùng kỳ (cùng kỳ quý I/2020 tăng 6,28%), đây là ngành đóng vai trò chủ chốt, thúc đẩy tăng trưởng chung của toàn ngành, chiếm tỷ trọng 98,9% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành công nghiệp có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ như: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ tăng 15,26%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,14%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14,7%; thiết bị điện tăng 6,01%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,52%. Tuy nhiên, có một số ngành mức tăng trưởng thấp hơn so với cùng kỳ, do đó ảnh hưởng đến chỉ số tăng trưởng chung toàn ngành như: Chế biến thực phẩm tăng 1,08%; đồ uống tăng 0,29%; giấy và sản phẩm từ giấy tăng 0,08%; In, sao chép bản ghi các loại tăng 1,95%; hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 2,41%; sản phẩm từ cao su và plastic tăng 1,14%; sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 1,93%; kim loại giảm 3,72%.

- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 12,37% so với cùng kỳ (cùng kỳ quý I/2020 tăng 10,5%).

- Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,72% (cùng kỳ quý I/2020 tăng 2,98%).

Một số ngành có chỉ số tăng so với cùng kỳ như: Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 15,3%; trang phục tăng 4,3%; hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 2,4%; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 11,1%; thiết bị điện tăng 6%; máy móc thiết bị tăng 14,7%; xe có động cơ tăng 5%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,5%. Bên cạnh các ngành sản xuất có chỉ số tăng, một số ngành có chỉ số giảm so với cùng kỳ như: sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 1,04%; kim loại giảm 3,72%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 27,65%. Các sản phẩm chủ yếu có tăng so cùng kỳ như: Sữa và kem dạng bột các loại tăng 8,2%; nước chấm các loại tăng 6,7%; thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản tăng 8,1%; quần áo tăng 4,7%; bao bì giấy tăng 5,8%; sơn và véc ni tăng 9,2%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 13,9%; nước uống tăng 18,9%.

Lũy kế 3 tháng năm 2021, chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp bằng 97,62% so với cùng kỳ. Trong đó lao động ngành chế biến, chế tạo bằng 97,62%; một số ngành có lao động giảm như: Sản xuất đồ uống giảm 9,8%; trang phục giảm 8,82%; da và các sản phẩm có liên quan giảm 8,05%; sản phẩm từ cao su và plastic giảm 2,51%; xe có động cơ giảm 2,01%, do dịch bệnh Covid-19 nên số lượng lao động các ngành này giảm mạnh, làm chỉ số lao động chung của toàn ngành công nghiệp giảm theo.

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3 năm 2021 tăng 39,92% so với tháng trước. Điểm sáng ở ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế có

4

mức tiêu thụ tăng mạnh là 34,61%; tính chung 3 tháng năm 2021 tăng 16,38% so với cùng kỳ. Riêng ngành sản xuất kim loại giảm 1,07% so với tháng trước và giảm 12,67% so cùng kỳ.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3 năm 2021 tăng 5,24% so với tháng trước và tăng 19% so với cùng kỳ, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với cùng kỳ như: sản xuất kim loại tăng 64,16%; thiết bị điện tăng 9,79%; xe có động cơ tăng 50,53%.

Một phần của tài liệu TINH HINH KINH TE XA HOI THANG 3 NAM 2021 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)