Phương pháp xử lý số liệu:

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ppt (Trang 45 - 61)

• Số liệu thu thập được xử lý bằng phầm mềm Excel 2010 và SPSS Version 16.0.

• Tỷ lệ sống, chiều dài và chiều cao của ấu trùng được so sánh bằng phương pháp phân tích phương sai 1 yếu tố trong SPSS với độ tin cậy 95%.

• Các giá trị trung bình được tính bằng hàm AVERAGE trong phần mềm Excel 2010.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1. Một số yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm:

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến khả năng lọc thức ăn của hầu, cho nên được theo dõi thường xuyên trong suốt thời gian thí nghiệm.

Bảng 3.1. Biến động các yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Yếu tố môi trường Sáng Chiều

Nhiệt độ 23 – 270C 27 – 310C

pH 7,5 – 8,5 7,5 – 8,5

Do thay nước thường xuyên nên giá trị pH tương đối ổn định, không có biến động lớn giữa sáng chiều và nằm trong khoảng pH thích hợp đảm bảo quá trình lọc thức ăn bình thường của hầu. Trong khi đó, nhiệt độ giao động rất lớn trong ngày cũng như giữa các ngày với nhau, thậm chí có ngày chênh lệch nhiệt độ giữa sáng và chiều lên tới 40C. Điều này cũng dễ hiểu, khi thời điểm tiến hành thí nghiệm là mùa hè nhiệt độ không khí rất cao, dụng cụ thí nghiệm lại là các xô nhựa có thể tích nhỏ (10L). Tuy nhiên, nhiệt độ này vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng của hầu, nên không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả nghiên cứu.

2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas): Thái Bình Dương (C.gigas):

Hầu giống trước khi thí nghiệm được nuôi ở độ mặn 30 – 330/00. Khi đưa vào thí nghiệm, hầu được bố trí vào các độ mặn khác nhau. Để tránh gây sốc cho hầu khi thay đổi độ mặn đột ngột, thì phải hạ độ mặn dần: Hầu thí nghiệm được bố trí vào các xô ở độ mặn ban đầu, cấp nước ngọt từ từ vào các lô thí nghiệm cho đến khi đạt độ mặn yêu cầu, thời gian hạ độ mặn là 2 ngày, thời gian thí nghiệm được

tính sau khi đã hạ xong độ mặn. Thời gian thí nghiệm là 50 ngày, mật độ nuôi là 6 con/L.

Sau thời gian nuôi 50 ngày, ở 4 mức độ mặn, thì toàn bộ hầu đều sống, tức là tỷ lệ sống ở tất cả các lô thí nghiệm là 100%. Điều này chứng tỏ, hầu tam bội

C.gigas có khả năng sống ở nhiều mức độ mặn khác nhau từ 15 – 30 0/00. Đây là loài hầu rộng muối, chúng có thể sống được ở mức độ mặn 10 – 350/00.

2.1. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas): giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas):

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dươngđược thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.1.

Từ bảng 3.2 và hình 3.1 cho thấy:Chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) tăng dần theo thời gian nuôi và độ tuổi. Khi kết thúc thí nghiệm, chiều dài của hầu giống lớn nhất ở độ mặn 250/00 với chiều dài trung bình 21,90 0,805 mm.

Bảng 3.2. Sự tăng trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi ở các độ mặn khác nhau. (Đơn vị: mm)

Thời gian thí nghiệm (ngày) 150/00 200/00 250/00 300/00 1 1,39a 0,189 1,31a 0,143 1,46a 0,225 1,42a 0,144 10 4,35a 0,203 4,57a 0,243 4,87a 0,133 4,24a 0,163 20 7,34a 0,130 9,04b 0,132 10,32c 0,124 7,08a 0,206 30 9,15a 0,060 11,72b 0,300 13,73c 0,172 8,98a 0,105

40 12,61a 0,260 15,26b 0,484 18,06c 1,192 11,34a 0,606

50 14,62a 0,244 18,08b 0,233 21,90c 0,805 13,80a 0,544

Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b, c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).

Hình 3.1. Sự thay đổi chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi ở các độ mặn khác nhau.

Trong thời gian nuôi 10 ngày đầu sự khác biệt về chiều dài không rõ rệt, bỡi vì đây là thời kỳ mới đưa vào thí nghiệm nên hầu cần phải thích nghi với độ mặn. Sự thay đổi này càng rõ rệt hơn ở ngày nuôi thứ 11 trở đi, lúc này hầu đã thích nghi hoàn toàn vào điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, vào khoảng thời gian thí nghiệm có sự thay đổi nhiều về thời tiết, có ngày nhiệt độ quá cao nhưng có ngày nhiệt độ lại thấp, đồng thời trời mưa về chiều tối nên làm sự thay đổi nền nhiệt trong ngày lớn. Chính điều đã ảnh hưởng đến sinh trưởng về chiều dài của hầu bị chậm lại vào thời gian từ ngày thí nghiệm thứ 20 – 30.

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài (mm/ngày) ở lô thí nghiệm độ mặn.

Thời gian thí nghiệm (ngày) 150/00 200/00 250/00 300/00 10 0,296ab 0,0211 0,326b 0,0112 0,341b 0,0060 0,282a 0,0215 20 0,299a 0,0243 0,447b 0,0151 0,545c 0,0085 0,284a 0,0294 30 0,181a 0,0267 0,268ab 0,0214 0,341b 0,0142 0,188a 0,0272 40 0,346b 0,0314 0,354b 0,0250 0,433c 0,0113 0,236a 0,0317 50 0,201a 0,0354 0,282b 0,0245 0,384c 0,0217 0,246ab 0,0358

Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b, c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).

Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân (DGR) ngày về chiều dài (mm/ngày) ở lô thí nghiệm độ mặn.

Từ bảng 3.3 và hình 3.2, cho thấy sự khác nhau rõ rệt về tốc độ tăng trưởng về chiều dài ở các nghiệm thức.Sau thời gian thí nghiệm, hầu giống nuôi ở mức độ

mặn 250/00 có kích thước lớn hơn tất cả các nghiệm thức còn lại. Sự sinh trưởng này giảm dần ở các nghiệm thức 200/00 với chiều dài trung bình 18,08 0,233 tăng 16,77 mm so với ban đầu, thấp nhất ở nghiệm thức 150/00, 300/00với chiều dài trung bình lần lượt 14,62 0,244mm, 13,80 0,544 mm, tăng 12,23 mm và 12,38 mm so với ban đầu. Hầu giống ở các thí nghiệm 150/00 và 300/00 có tốc độ tăng trưởng về chiều dài là trung bình và tương đương nhau. Trong khi đó, ở nghiệm thức 250/00 có tốc độ tăng trưởng lớn hơn rất nhiều, với kích thước sau thời gian thí nghiệm là 21,90 0,805 mm, tăng 20,44mm so với ban đầu.

2.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas): giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas):

Bảng 3.4. Sự tăng trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi ở các độ mặn khác nhau. (Đơn vị: mm) Thời gian thí nghiệm (ngày) 150/00 200/00 250/00 300/00 1 2,15a 0,150 2,01a 0,010 2,08a 0,080 2,13a 0,119 10 5,78a 0,302 6,97b 0,163 7,70c 0,161 5,53a 0,254 20 9,57a 0,219 12,10b 0,132 14,11c 0,232 9,47a 0,464 30 14,64a 0,192 17,35b 0,204 19,62c 0,228 14,38a 0,483 40 15,72a 0,300 19,71b 0,259 24,73c 0,754 15,39a 0,419 50 17,13a 0,326 22,38b 0,159 26,00c 0,170 17,04a 0,357

Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b, c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).

H ình 3.3. Sự thay đổi chiều cao của hầu giống tam bội Thái Bình Dương

(C.gigas) nuôi ở các độ mặn khác nhau.

Trong suốt thời gian tiến hành thí nghiệm, kích thước của hầu giống luôn có sự thay đổi cả về chiều dài và chiều cao. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn đến chiều cao của hầu giống được thểhiện ở bảng 3.4 và hình 3.3. Qua đó thể hiện rõ, sau thời gian thí nghiệm, ở lô 250/00 hầu giống đạt kích thước về chiều cao 26,00 0,170 mm và đây cũng là kích thước lớn nhất. Kích thước này giảm đi ở độ mặn 200/00 (22,38 0,159 mm). Ở độ mặn 150/00 và 300/00 có kích thước gần như tương đương nhau (17,13 0,326 mm và 17,04 0,357mm) đạt kích thước nhỏ nhất trong các lô thí nghiệm.

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều cao (mm/ngày) ở lô thí nghiệm độ mặn.

Thời gian thí nghiệm

(ngày) 10 0,363a 0,0281 0,496b 0,0122 0,562c 0,0081 0,343a 0,0295 20 0,379a 0,0283 0,513b 0,0131 0,641c 0,0083 0,374a 0,0391 30 0,507a 0,0290 0,524ab 0,0171 0,551b 0,0090 0,491a 0,0332 40 0,115a 0,0353 0,236b 0,0221 0,511c 0,0103 0,101a 0,0392 50 0,141a 0,0354 0,267b 0,0245 0,372c 0,0217 0,162a 0,0378

Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b, c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).

Hình 3.4. Tốc độ tăng trưởng bình quân (DGR) ngày về chiều cao (mm/ngày) ở lô thí nghiệm độ mặn.

Cũng giống như chiều dài, chiều cao cũng có sự tăng trưởng khác nhau giữa các lô thí nghiệm. Thông qua bảng 3.5, hình 3.4, hầu giống ở lô thí nghiệm mức độ mặn 150/00 và 300/00 có tốc độ tăng trưởng về chiều cao (bình quân 50 ngày là 0,301 mm và 0,294 mm) gần như giống nhau, đồng thời đây cũng là 2 lô có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong 4 lô thí nghiệm. Với lô thí nghiệm ở độ mặn 250/00, đây là lô có tốc độ tăng trưởng về chiều cao lớn nhất với giá trị trung bình 0,527 mm (bình quân 50 ngày thí nghiệm).

Những kết quả trên cho thấy, hầu nuôi ở độ mặn 20 – 250/00 có sự sinh trưởng tốt hơn 2 lô thí nghiệm còn lại là 150/00 và 300/00. Tuy nhiên, hầu sinh trưởng tốt nhất vẫn là nuôi ở độ mặn 250/00, lô này đạt kích thước về chiều dài và chiều cao là lớn nhất.

3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng và tỷ lệ sống hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas): Thái Bình Dương (C.gigas):

Cũng như lô thí nghiệm về độ mặn, hầu đưa vào thí nghiệm phải chọn con có kích thước tương đối đều nhau và cũng tiến hành hạ độ mặn như trên. Hầu thí nghiệm được nuôi ở mức độ mặn 250/00.

3.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas): Thái Bình Dương (C.gigas):

3.1.1. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas): giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas):

Bảng 3.6. Sự tăng trưởng về chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi ở các mật độ khác nhau. (Đơn vị: mm)

Thời gian thí nghiệm

(ngày)

3 con/L 6 con/L 9 con/L 12 con/L

1 1,19a 0,100 1,39a 0,140 1,16a 0,070 1,29a 0,169 10 6,14c 0,065 5,23b 0,130 4,46a 0,274 4,11a 0,279 20 11,49c 0,154 8,36b 0,244 6,31a 0,338 5,06a 0,437 30 18,52d 0,147 12,58c 0,293 8,92b 0,395 6,97a 0,452 40 25,01d 0,161 18,80c 0,261 11,86b 0,307 8,94a 0,363 50 28,53d 0,182 19,49c 0,306 13,60b 0,331 11,15a 0,455

Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b, c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).

Hình 3.5. Sự thay đổi chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi ở các mật độ khác nhau.

Qua bảng 3.6 và hình 3.5: Chiều dài của hầu giống nuôi ở mật độ 3 con/L đạt kích thước lớn nhất 28,53 0,182 mm và thấp dần ở mật độnuôi cao hơn. Càng về sau, sự khác biệt này càng được thể hiện rõ ràng hơn. Đặc biệt, khi hầu giống chuyểnsang ngày nuôi thứ 11 trở về sau, chiều dài của hầu giống đạt kích thước lớn nhất ở mật độ nuôi 3 con/L và 6 con/L (19,49 0,306 mm), giảm dần ở mật độnuôi 9 con/L và 12 con/L với chiều dài lần lượt 13,60 0,311mm, 11,15 0,455mm.

Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày về chiều dài (mm/ngày) ở lô thí nghiệm mật độ.

Thời gian thí nghiệm

(ngày)

3 con/L 6 con/L 9 con/L 12 con/L

20 0,535c 0,0183 0,313b 0,0231 0,185ab 0,0313 0,100a 0,0391

30 0,703c 0,0150 0,422b 0,0301 0,261ab 0,0329 0,200a 0,0432

40 0,624c 0,0153 0,332b 0,0221 0,291a 0,0326 0,189a 0,0392

50 0,516c 0,0204 0,467b 0,0245 0,272a 0,0317 0,262a 0,0378

Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b, c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).

Hình 3.6. Tốc độ tăng trưởng bình quân (DGR) ngày về chiều dài (mm/ngày) ở lô thí nghiệm mật độ.

Hầu giống càng lớn,nhu cầu về dinh dưỡng, không gian sống, lượng chất thải của hầu giống càng tăng. Sự cạnh tranh của hầu giống diễn ra mạnh mẽ hơn. Do đó, ở mật độ nuôi thấp (3 và6 con/L), tốc độ tăng trưởng về chiều dàicủa hầu giống lớn hơn sovới chúng được nuôi ở những mật độ cao (9và12 con/L).

Điều này cho thấy:Ở mật độ nuôi từ 3 – 6 con/L, chiều dài hầu giống không có sự khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05)nhưng khác nhau có ý nghĩa thống kê so với mật độ 9 – 12 con/L (P < 0,05). Vậy, trong ương nuôi hầu giống, mật độ ương nuôi 3 – 6 con/L là hiệu quả nhất.

3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas): giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas):

Bảng 3.8. Sự tăng trưởng về chiều cao của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi ở các mật độ khác nhau. (Đơn vị: mm) Thời gian

thí nghiệm (ngày)

3 con/L 6 con/L 9 con/L 12 con/L

1 2,19a 0,135 2,07a 0,152 2,08a 0,184 2,17a 0,104 10 10,16c 0,080 7,94b 0,156 5,45a 0,341 4,90a 0,282 20 17,91c 0,135 12,51b 0,253 8,70a 0,301 6,17a 0,337 30 24,16c 0,103 17,93b 0,185 11,58a 0,266 8,23a 0,330 40 28,47c 0,108 24,73b 0,254 14,77a 0,317 11,22a 0,403 50 34,25d 0,144 25,67c 0,254 17,33b 0,291 13,49a 0,345

Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b, c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).

Hình 3.7. Sự thay đổi chiều dài của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) nuôi ở các mật độ khác nhau.

Bảng 3.8 và hình 3.7 cho thấy chiều cao của hầu giống tam bội tăng dần theo ngày nuôi, độ tuổi của chúng. Chiều caocủa hầu giống ở mật độ nuôi 3 con/L và 6 con/L là cao nhất (33,92 0,244 mm và 27,67 0,254 mm). Trong khi đó, hầu giống nuôi ở mật độ cao hơn 9và12 con/L đạt kích thước nhỏ hơn nhiều (18,03b 0,091 mm và 14,83 0,245 mm). Đồng thời, ở mật độ nuôi thấp, hầu giống có sự đồng đều về kích thước. Ngược lại, ởmật độ nuôi cao (9 – 12 con/L), hầu giống trong cùng một mật độ nuôi có sự khác nhau về kích thước. Mật độ nuôi càng cao, sự cạnh tranh về môitrường sống, chất dinh dưỡng… diễn ra càng mạnh mẽ làm cho hầu giống có sự khác nhau về kích thước.

Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng (DGR) bình quân ngày về chiều cao (mm/ngày) ở lô thí nghiệm mật độ.

Thời gian thí nghiệm

(ngày)

3 con/L 6 con/L 9 con/L 12 con/L

10 0,796c 0,0151 0,584b 0,0179 0,334a 0,0287 0,276a 0,0295

20 0,775d 0,0203 0,464c 0,0262 0,391b 0,0381 0,117a 0,0391

30 0,625b 0,0154 0,542b 0,0204 0,292a 0,0338 0,205a 0,0435

40 0,531c 0,0157 0,418b 0,0217 0,299ab 0,0390 0,219a 0,0452

50 0,579c 0,0270 0,356b 0,0242 0,227a 0,0307 0,221a 0,0363

Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b, c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).

Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng bình (DGR) quân ngày về chiều cao (mm/ngày) ở lô thí nghiệm mật độ.

Từ bảng 3.9 và hình 3.8, tốc độ tăng trưởng về chiều cao có sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm. Trong đó, hai lô thí nghiệm ở mật độ 3 con/L và 6 con/L

(10 ngày cuối là: 0,579 0,0270 mm/ngày và 0,356 0,0242 mm/ngày) có tốc độ tăng trưởng cao hơn hai lô 9 con/L và 12 con/L ( 10 ngày cuối: 0,227 0,0307 mm/ngày và 0,221 0,0363 mm/ngày).

Kết quả kiểm định thống kê cho thấy ở nghiệm thức 1 và 2, hầu giống có chiều cao lớn hơn có ýnghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức 3 và 4 (P < 0,05).Vậy, mật độ ương nuôi 3 – 6 con/L là mật độ tốt nhất để ương nuôi hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas).

3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương nuôi đến tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas): bội Thái Bình Dương (C.gigas):

Bảng 3.10. Tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) ở các mật độ ương nuôi khác nhau.

Thời gian thí nghiệm

Tỷ lệ sống (%)

3 con/L 6 con/L 9 con/L 12 con/L

25 100b 0,000 99,44b 0,052 97,03a 0,284 95,55a 0,504

50 100b 0,000 98,89b 0,056 92,96a 0,341 82,50a 0,682

Số liệu được trình bày dưới dạng giá trị trung bình sai số chuẩn (SE). a, b, c, d: thể hiện sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05).

Hình 3.9. Tỷ lệ sống của hầu giống tam bội Thái Bình Dương (C.gigas) ở các ở những mật độ khác nhau.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp ppt (Trang 45 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w