đánh mất cái bất biến, cái giá trị cốt lõi đã đặt ra. Tuyệt đối không thể đem cái bất biến ấy ra mua bán, đổi chác. Hoàn cảnh luôn thay đổi, cuộc sống luôn thay đổi, phát triển, khi ứng phó thì phải mềm dẻo, uyển chuyển, nhưng dù có mềm dẻo, uyển chuyển, thay đổi như thế nào đi chăng nữa cũng không được quên mục đích cuối cùng (cái bất biến) mà ban đầu đã đặt ra.
- Trong giai đoạn 1945-1946, dù đảng chủ trương nhượng bộ với Trung Hoa Dân Quốc, sau đó hòa hoãn với Pháp nhưng đều vì mục tiêu muốn kéo dài thời gian để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài. Nguyên tắc đảm bảo chủ quyền dân tộc vẫn luôn được giữ vững.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 23: Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 phản ánh điều gì trong vấn đề đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc?
A. Sử dụng ngoại giao để phục vụ cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự B. Sử dụng ngoại giao như một sách lược điều đình sự bùng nổ cuộc chiến tranh C. Thể hiện thiện chí giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình
D. Phản ánh xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai
Lời giải:
Những hoạt động ngoại giao của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 cho thấy thiện chí giải quyết những xung đột bằng biện pháp hòa bình, chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng khi cả hai không thể tiếp tục thương lượng được nữa. Những biện pháp ngoại giao này được thể hiện cụ thế đối với Trung Hoa Dân quốc và Pháp:
- Từ ngày 2-9-1945 đến 6-3-1946: hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam. Cụ thể là nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về chính trị và kinh tế.
- Từ ngày 6-2-1946 đến trước ngày 19-12-1946:
+ Kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) nhằm hòa với Pháp để đuổi quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta.
+ Kí với Pháp bản Tam ược ước (14-9-1946) nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official
Câu 24: Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng và nhân dân ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 chứng tỏ
A. Nhân dân ta quyết tâm xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng. B. Truyền thống yêu nước của nhân dân được phát huy cao độ.
C. Âm mưu xâm lược nước ta lần nữa của thực dân Pháp đã bị thất bại. D. Chủ trương cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược của Đảng.
Lời giải:
Để giữ vững chính quyền cách mạng, để bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân đã đạt được, trên lĩnh vực ngoại giao, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chính trị vô cùng linh hoạt, sáng tạo đó là "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược", triệt để lợi dụng mẫu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. - “Cứng rắn về nguyên tắc”: độc lập chủ quyền phải được giữ vững, sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- “Mềm dẻo về sách lược”: điều chỉnh sách lược đối phó với từng kẻ thù, nhân nhượng một số quyền lợi để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù Đáp án cần chọn là: D
Câu 25: Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. Tránh trường hợp một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. B. Tập trung cô lập cao độ kẻ thù.
C. Tổ chức kháng chiến ở cả hai miền Nam – Bắc.
D. Tập trung lực lượng đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc.
Lời giải:
Sách lược đấu tranh chống ngoại xâm của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: tránh trường hợp một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Bởi sau cách mạng tháng Tám trên đất nước ta có rất nhiều kẻ thù với những âm mưu khác nhau: Trung Hoa Dân quốc, Anh, Pháp, Nhật… nhằm chống phá cách mạng của ta. Tránh trường hợp một lúc đối phó với nhiều kẻ thù sẽ giúp ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng , củng cố chính quyền, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26: Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Dựng nước đi đôi với giữ nước B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official
Lời giải:
Sau khi giành được độc lập dân tộc, cách mạng Việt Nam phải đương đầu với tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu của thời kì này. Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước của lịch sử dân tộc Việt Nam:
- Dựng nước:
+ Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
+ Đảng và Chính phủ đã có những biện pháp để xây dựng chính quyền hoàn thiện. + Thực hiện giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, ổn định đời sống nhân dân.
- Giữ nước:
+ Chống lại âm mưu chống phá chính quyền cách mạng của giặc ngoại xâm, nhất là Trung Hoa Dân Quốc và thực dân Pháp.
+ Ngày 19-12-1945, khi không thể nhân nhượng với những hành động bội ước và trắn trợn của Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” truyền đi khắp cả nước => Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 bắt đầu. Đáp án cần chọn là: A
Câu 27: Từ thực tiễn giải quyết những khó khăn sau Cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917 và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta đã chứng minh luận điểm nào dưới đây?
A. Giành chính quyền là vấn đề cơ bản nhất của mọi cuộc cách mạng. B. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân lao động. C. Giành và giữ chính quyền là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân. D. Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn.
Lời giải:
“Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền khó hơn” là tổng kết thiên tài của Lênin, là sự phát hiện một nguyên lý phổ quát. Thực tế lịch sử nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám và nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã làm sáng tỏ luận điểm ấy.
- Nói giành chính quyền đã khó vì:
+ Nhân dân Nga đã dưới sự lãnh đạo của đảng Bônsêvích đã đấu tranh kiên cường để lật đổ chính phủ tư sản lâm thời.
+ Nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xương máu trải qua thời gian rất dài mới có thể giành được chính quyền.
- Giữ chính quyền càng khó hơn:
+ Nhân dân Nga sau khi thắng lợi phải trải qua quá trình đấu tranh chống thù trong giặc ngoài để giữ vững chính quyền Xô Viết.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official + Sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam gặp nhiều khó khăn: nạn dói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, ngoại xâm và nội phản. Trong đó, ngoại xâm là khó khăn lâu dài và nguy hiểm nhất đối với ta.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28: Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2- 9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản gì cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này?
A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là giải pháp tối ưu B. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc
C. Nhân nhượng trong mọi tình huống
D. Ngoại giao chỉ thực sự đạt kết quả khi ta có thực lực
Lời giải:
Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 đã để lại bài học cơ bản cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này là cần phải mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc:
- Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc.
- Mềm dẻo về sách lược:
+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.
+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới biển và hải đảo của nước ta hiện nay, luận điểm nào về chủ trương của Đảng và Chính phủ ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 vẫn còn nguyên giá trị?
A. Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc. B. Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
D. Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
Lời giải:
Từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946, trong chính sách chống thù trong, giặc ngoài, đảng luôn:
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official - Cứng rắn về nguyên tắc: luôn giữ vững nguyên tắc đàm bảo chủ quyền của đất nước.
- Mềm dẻo về sách lược: kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) để tránh tình trạng cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc. Loại bỏ được quân Trung Hoa Dân Quốc về nước, tạo điều kiện cho ta có thời gian để chuẩn bị lực lượng.
Đối với vấn để biển đảo hiện này, bài học trên vẫn còn nguyên giá trị:
- Đảng vẫn luôn giữ vững nguyên tắc đảm bảo chủ quyền dân tộc.
- Nhưng biện pháp giải quyết (sách lược) có sự biến đổi hợp lí sao cho phù hợp với
xu thế giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng vấn đề hòa bình. Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Cuộc đấu tranh với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng năm 1945-1946 để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị với ngoại giao.
B. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước trong khu vực. C. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược. D. Kiên trì đấu tranh bằng con đường hòa bình.
Lời giải:
- Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc.
- Mềm dẻo về sách lược:
+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.
+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31: Hiệp định sơ bộ được ký kết giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Pháp (6 - 3 - 1946) không có nội dung nào dưới đây?
A. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia độc lập. B. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi để tiến tới đàm phán chính thức.
C. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do.
D. Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Tưởng giải giáp Quân Nhật.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com Youtube: VietJack TV Official