Tiêu chuẩn về chủng

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật học công nghiệp part 3 docx (Trang 25)

1. Sử dụng nguyên liệu rẻ tiền

Các nguyên liệu thích hợp là carbohydrate (rỉ đường, dịch kiềm sulfid, cellulose, tinh bột, cặn sữa), cacbuahydro (parafin, methane, các hoá chất từ dầu hoả như methanol). Ngoài ra, năng lượng bức xạ của mặt trời cũng được tảo sử dụng vào việc cố định CO2 tự dưỡng. Vi sinh vật có thể sử dụng nguồn carbon và năng lượng với hiệu suất cao. Carbohydrate được chuyển tới 50%, cacbuahydro tới 100% thành chất khô của tế bào.

2. Tốc độ sinh trưởng

Vi sinh vật khác với sinh vật khác ở chỗ thời gian nhân đôi rất ngắn. Ở vi khuẩn, thời gian này khoảng 0,3 - 2 giờ, ở nấm men và tảo là 2 - 6 giờ. Do vậy, với vi sinh vật có thể sản xuất được nhiều sinh khối trên đơn vị thời gian. Đối với tính kinh tế của một phương pháp thì sinh khối được tổng hợp trên một đơn vị thời gian có ý nghĩa cơ bản.

3. Hàm lượng protein cao

Vi sinh vật đơn bào có hàm lượng protein khoảng 50 - 60% chất khô. Hàm lượng này có tính đặc hiệu loài và chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện nuôi. Cần tạo ra các phương pháp nhằm duy trì những thành phần khác của tế bào, ví dụ chất dự trữ, ở mức càng thấp càng tốt để đạt được một hàm lượng protein tương đối cao. Cần chú ý rằng, hàm lượng protein chỉ bao hàm protein “thật sự” chứ không gồm các thành phần nitơ phi protein khi xác định nitơ theo Kjeldahl, như nucleic acid và các peptide của thành tế bào vi khuẩn.

4. Chất lượng protein cao

Hàm lượng các amino acid không thay thế qui định chất lượng protein. Tiêu chuẩn này cũng có tính đặc hiệu loài và ở mức độ nhất định chịu ảnh hưởng của các điều kiện nuôi. Nhiều amino acid có mặt trong các protein vi sinh vật với hàm lượng cao giống như trong các sản phẩm thịt, sữa. Protein vi sinh vật đặc biệt giàu lysine. Trái lại, hàm lượng các amino acid chứa lưu huỳnh thấp.

5. Khả năng tiêu hoá cao của protein

Một phần của tài liệu Giáo trình Vi sinh vật học công nghiệp part 3 docx (Trang 25)