Phân theo địa phương

Một phần của tài liệu Đề tài: Vai trò của nền kinh tế vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam pdf (Trang 28 - 33)

Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN theo thứ tự như sau:

1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 31,28% về số dự án; 24,35% tổng vốn đăng ký và 21,7% tổng vốn thực hiện.

2) Hà Nội chiếm 10,83% về số dự án; 18,36% tổng vốn đăng ký và 12,1% tổng vốn thực hiện.

3) Đồng Nai chiếm 11,47% về số dự án; 16,36% tổng vốn đăng ký và 14,1% tổng vốn thực hiện.

4) Bình Dương chiếm 17,87% về số dự án; 9,77% tổng vốn đăng ký và 6,6% tổng vốn thực hiện.

Riêng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An) chiếm 58,2% tổng vốn ĐTNN đăng ký và 49,6% vốn thực hiện của cả nước.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh) chiếm khoảng 26% tổng vốn ĐTNN đăng ký và28,7% vốn thực hiện của cả nước.

Cho tới nay, các dự án ĐTNNđầu tư vào các KCN, KCX (không kể các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN) còn hiệu lực, chiếm 33,8% về số dự án và 35,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

* Nhận xét, đánh giá

- Trong 6 tháng đầu năm 2006, vốn đầu tư thực hiện tăng 17,7% so với cùng kỳ là mức tăng cao so với các năm trước và đạt khoảng 50% so với mục tiêu đề ra cho cả năm (3,7 tỷ USD), do vậy, cần tiếp tục tăng cường công tác thúc đẩy hỗ trợ các dự án sau cấp phép sớm triển khai thực hiện.

- Doanh thu của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng khá, nhất là doanh thu xuất khẩu.

- Về thu hút vốn đầu tư mới, vốn đăng ký của các dự án mới đạt khá, tăng 21% so với cùng kỳ.

Do kết quả tăng vốn đạt thấp nên tính chung vốn cấp mới đăng ký tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2005. Điều này cho thấy mặcdù mối quan tâm của các nhà ĐTNN về đầu tư vào nước ta đang có xu hướng gia tăng, số dự án đã trình cấp phép khá lớn, nhưng nếu không có biện pháp cải cách thủ tục hành chính, thống nhất quan điểm và tạo được sự đồng thuận giữa các Bộ, ngành nhằm đẩy nhanh quá trình thẩm định các dự án thì khó có thể tranh thủ được thời cơ, tạo được làn sóng đầu tư mới như mong muốn.

- Cùng với kết quả thu hút ĐTNN vào nước ta, trong 6 tháng đầu năm có 8 dự án đầu tư ra nước ngoài, chủ yếu sang các nước Lào, Campuchia, Hoa Kỳ, Malaysia và Singapore với tổng vốn đăng ký là 48,43 triệu USD, bằng 51,4% về vốn đăng ký là 21,94 triệu USD; trồng cây công nghiệp, nông nghiệp tại Lào có vốn đầu tư 12,54 triệu USD; xây dựng Bệnh viện Chợ Rẫy Phnômpênh có vốn đầu tư 10,5 triệu USD.

- Trong 6 tháng đầu năm số đoàn doanh nghiệp của các nước vào Việt Nam khảo sát cơ hội đầu tư đã tăng lên, trong đó đáng chú ý là các đoàn lớn của Nhật Bản, các đoàn lớn của Hoa Kỳ, của Cộng hoà Liên bang Đức, Tây Ban Nha v.v.. Hàng trăm tập đoàn, công ty nước ngoài đã tham dự các Diễn đàn, Hội thảo đầu tư lớn tổ chức tại Việt Nam như Diễn đàn doanh nghiệp giữa kỳ, Diễn đàn Đầu tư Việt Nam, Diễn đàn đối thoại Việt Đức, Hội nghị về thu hút đầu tư của các nước TNCs, các hội thảo về xúc tiến đầu tư tại nước ngoài cũng đã thu hút mối quan tâm của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp các nước.

Đó là tín hiệu tích cực cho thấy sự gia tăng mối quan tâm của các nhà ĐTNN đối với nước ta.

Bên cạnh các thuận lợi mới, có tác độg tích cực đến hoạt động ĐTNN như kết quả đàm phán gia nhập WTO vòng cuối cùng, sự chuyển hướng đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia nhằm phân bố rủi ro, các hoạt động đối ngoại tích cực như APEC, ASEAN… trong 6 tháng đầu năm 2006 đã xuất hiện các yếu tố bất lợi đối với hoạt động ĐTNN, trong đó nổi lên là tình trạng đình công chưa được ngăn chặn kịp thời; chi phí sản xuất gia tăng do giá cả một số mặt hàng tăng đáng kể, chi phí tiền lương tăng sau khi nâng mức lương tối thiểu; một số nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật mới; một số nhà đầu tư vi phạm luật pháp Việt Nam, có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản như dự án Trung tâm đào tạo Anh ngữ SITC đã gây tác động xấu đến dư luận và hoạt động ĐTNN nói chung; tình trạng tranh chấp kéo dài và triển khai dự án chậm chưa được xử lý dứt điểm gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường đầu tư.

Mặt khác, trong 6 tháng cuối năm còn phải tiếp tục giải quyết các khó khăn, tồn tại như hạ tầng cơ sở còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh (như điện cung cấp ổn định, thiếu lao động có tay nghề cao…) cũng như những tác động bất lợi khác đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp ĐTNN nói riêng,, như chi phí đầu vào sản xuất vẫn ở mức cao và có chiếu hướng tăng (giá nguyên liệu, giá điện, giá nhân công v.v..); điều kiện sinh sống của các công nhân tại các khu công nghiệp còn khó khăn, thiếu thốn, chậm được khắc phục; thiên tai(hạn hán, lũ lụt…) dẫn tới thiếu điện; cạnh tranh trong xuất khẩu ngày càng khốc liệt… Vốn đầu tư thực hiện còn thấp so với vốn đăng ký cấp phép.

KẾT LUẬN

Trong một khoảng thời gian tương đối dài, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, sản xuất không phát triển, sản lượng làm ra thấp. Tình hình này không hẳn, vì chúng ta không có điều kiện để sản xuất mà thậm chí chúng ta còn lãng phí rất nhiều nguồn lực: nguồn lao động (Công nhân không có việc làm, hoặc việc làm không đủ, thu nhập kém), nguồn đất đai bị hoang hoá nhiều, nhất là đất đồi núi… Những tiềm năng của nền kinh tế không sử dụng hết, một phần do chúng ta thiếu vốn, công nghệ, máy móc và kinh tế thị trường tiêu thụ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được về vốn và công nghệ kinh tế, đồng thời cũng mở rộng thị trường cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Ngoài ra nó có tác dụng quan trọng đến việc tăng trưởng kinh tế Việt Nam như một tác nhân có tác dụng kích thích hoạt động đầu tư trong nước và là môi trường tốt để chúng ta học tập và thực hành những khả năng sản xuất quản lý .

Có thể nói ĐTTTNN có một vai trò , tác dụng to lớn, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Tìm hiểu vai trò của ĐTTTNN giúp chúng ta đánh giá được một cách đầy đủ, chính xác từ đó phân tích để phát huy vai trò tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của nó đến sự phát triển kinh tế. Điều đó phụ thuộc vào quá trình nghiên cứu, việc xây dựng hình thành, thực thi, những chính sách của Nhà nước có như vậy mới giải phóng to lớn vào phát triển kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đề tài: Vai trò của nền kinh tế vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam pdf (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w