0
Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Hoàn thiện hạch toán trích lập và hoàn nhập chi phí dự phòng

Một phần của tài liệu 240 BÀN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ DỰ PHÒNG TRONG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 25 -30 )

Về hoàn nhập các khoản dự phòng: Về bản chất trích lập dự phòng là việc ghi trước một khoản chi phí chi ra như có thể xảy ra trong tương lai. Nếu chi phí không chi ra tức là không xảy ra tổn thất thì khoản trích lập phải được hoàn nhập. Ngược lại với việc trích lập dự phòng làm giảm lợi nhuận trong kỳ và việc hoàn nhập sẽ làm tăng lợi nhuận trong kỳ. Do đó khi hoàn nhập dự phòng, dù hoàn nhập ghi giảm chi phí hay ghi tăng doanh thu đều ảnh hưởng đến lợi nhuận như nhau. Do đó trong các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài Chính khi thì hoàn nhập ghi tăng doanh thu, ghi thì hoàn nhập ghi tăng chi phí. Thực chất thì không làm thay đổi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng sẽ gây khó khăn cho bộ phận kế toán như đã phân tích ở trên. Do vậy, Bộ tài chính nên đưa ra các văn bản thống nhất tạo nên quy định chung về kế toán hoàn nhập các khoản dự phòng, đó thực sự là việc cần thiết cho các quy định chế độ của nhà nước nói chung và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành nói riêng. Việc thống nhất này giúp hạn chế những vấn đề chồng chéo của chế độ, và tạo cơ sở đúng đắn cho bộ phận kế toán làm việc dễ dàng hơn.

Về trích lập dự phòng phải trả bảo hành công trình xây lắp: Đối với công trình xây lắp, khi thực tế phát sinh yêu cầu cần phải trích lập dự phòng bảo hành công trình thì cần phải ghi nhận vào chi phí sản xuất chung. Do đặc thù của đơn vị xây lắp thì công trình xây lắp chính là sản phẩm của họ nên chi phí bảo hành công trình đó cũng là một phần chi phí để tạo nên sản phẩm. Các công trình xây lắp thường có giá trị, quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời giam sản xuất sản phẩm lâu dài, ngoài ra còn chịu nhiểu anh hưởng, rủi ro từ các nhân tố môi trường. Vì thế sản phẩm xây lắp luôn yêu cầu phải có dịch vụ bảo hành công trình đi kèm để đảm bảo tính chắc chắc, hiệu quả tốt của các công trình được xây dựng. Do vậy trích lập dự phòng phải trả bảo hành công trình cần được hạch toán vào chi phí sản xuất chung để thể hiện bản chất của chi phí này. Vì thế theo như chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15 là

hợp lý, vì thế nên thống nhất trích lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp là ghi tăng chi phí sản xuất chung.

3.2.2. Hoàn thiện hạch toán dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm hàng

hóa.

Như đã phân tích ở trên, chi phí phải được bù đắp bởi doanh thu khi chúng phát sinh, trong giao dịch bán hàng khi giá bán của một sản phẩm, hàng hóa bao gồm cả một khoản đã được ngầm định trước về giá dịch vụ sau bán hàng thì khoản định trước trong giá bán của sản phẩm, hàng hóa này không được ghi nhận ở thời điểm hiện tại mà phải được dời lại và ghi nhận vào doanh thu của kỳ mà thực sự phát sinh. Vậy ta có thể thay đổi nguyên tắc kế toán như sau: không trích lập dự phòng về bảo hành sản phẩm hàng hóa. Khoản được ngầm định trong giá bán của sản phẩm được dời lại và ghi nhận doanh thu chưa thực hiện.Các khoản này được xác định như sau: đối với sản phẩm, hàng hóa,căn cứ vào mức chi phí thay thế cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành để xác định khi doanh nghiệp bán hàng cho khách, đối với sản phẩm xây lắp căn cứ vào mức chi phí sửa chữa công trình để xác định khi doanh nghiệp bàn giao công trình cho bên giao thầu. Các khoản chi phí bảo hành sản phẩm hành khi phát sinh được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo như chế độ kế toán Việt Nam hiện nay. Khoản doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận vào doanh thu trong kỳ, tương ứng với phần chi phí bảo hành thực tế phát sinh. Khoản doanh thu này được ghi nhận là khoản dùng để bù đắp chi phí. Khi ghi nhận doanh thu ta có thể ghi nhận toàn bộ doanh thu vào TK 511, sau đó doanh thu dời lại được ghi giảm trừ doanh thu và phản ánh vào TK 3387 hoặc ghi nhận doanh thu dời lại cùng lúc với ghi nhận doanh thu bán hàng.

Hết thời hạn bảo hành, phần doanh thu chưa thực hiện nếu không được ghi nhận hết vào doanh thu do không phát sinh hoặc phát sinh ít hơn so với số đã dự kiến thì được ghi nhận vào doanh thu khác.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu hạch toán chi phí dự phòng trong chế độ kế toán Việt

Nam hiện hành, ta thấy được vai trò quan trọng của dự phòng trong quá trình

sản xuất kinh doanh và ngay cả trong công tác quản lý doanh nghiệp. Các

khoản dự phòng có ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì thế

cần tiến hành các nghiên cứu về dự phòng nhằm tăng thêm sự hiểu biết về dự

phòng để có thể sử dụng nó như một công cụ tài chính có hiệu quả trong

doanh nghiệp, đồng thời là nghiên cứu hoàn thiện thêm về dự phòng và hạch

toán chi phí dự phòng.

Hạch toán chi phí dự phòng trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành

đã tương đối hoàn thiện tuy nhiên không phải là không có tồn tại thiếu xót. Và

trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển theo chiều hướng toàn cầu hóa, hội

nhập vì thế hoàn thiện và phát triển tốt hơn nữa về hạch toán chi phí dự phòng

là điều cần thiết góp phần giúp nước ta thống nhất với kế toán quốc tế và phát

triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa.

Tuy nhiên với vai trò là sinh viên chưa có nhiều kiến thức thực tế nên

bài viết của em vẫn tồn tại nhiều thiếu xót. Em mong được sự đóng góp ý của

các thầy cô giáo về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn

Văn Công đã hướng dẫn em hoàn thành đề án này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư hướng dẫn số 64/TC/TCDN

2. Thông tư số 33/1998 - TT – BTC

3. Thông tư hướng dẫn số 107/2001/TT- BTC

4. Thông tư hướng dẫn số 21/2006/TT- BTC

5. Thông tư hướng dẫn số 13/2006/TT- BTC

6. Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC

7. Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-

BTC

8. Tạp chí kế toán

9. Các chuẩn mực kế toán quốc tế

10. Giáo trình kế toán tài chính trong doanh nghiệp

11. Một số Website của hội kế toán và kiểm toán.

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU...1

Phần 1: Cơ sở lý luận về dự phòng và kế toán chi phí dự phòng...3

1.1. Khái niệm và bản chất của dự phòng...3

Ở Việt Nam dự phòng được đề cập đến trong chuẩn mực số 18 (Ban hành

và công bố theo Quyết định số 100/QĐ-BTCngày 28/12/2005 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính). Chuẩn mực đã đưa ra các khái niệm và khái niệm

liên quan và các quy định, nguyên tắc liên quan đến dự phòng.Nhìn chung

văn bản đã đưa ra những quan niệm về dự phòng khá sát với chuẩn mực kế

toán quốc tế đáp ứng được yêu cầu chung trong sự hội nhập với kinh tế các

nước trên thế giới nói chung, và lĩnh vự kế toán nói riêng. Bên cạnh đó còn

các văn bản cụ thể hoá cho các quy định trong chuẩn mực như quyết định

ban hành chế độ kế toán và các thông tư hướng dẫn liên quan...4

1.2. Xác định và phân loại dự phòng:...4

1.3. Vai trò của dự phòng...6

Phần 2: Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về hạch toán ...8

chi phí dự phòng...8

2.1. Khái quát lịch sử chế độ kế toán về chi phí dự phòng...8

2.1.1. Giai đoạn từ 1997 tới 2002...8

2.1.2. Giai đoạn từ 2002 đến nay ...8

2.2. Kế toán chi phí dự phòng trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành 9

2.2.1.Dự phòng phải thu khó đòi:...9

2.2.2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho...12


2.2.3: Dự phòng giảm giá chứng khoán và các khoản đầu tư dài hạn.13

Phần 3. Hoàn thiện hạch toán chi phí dự phòng trong chế độ ...22

kế toán Việt Nam hiện hành...22

3.1. Đánh giá khái quát thực trạng áp dụng chế độ kế toán Việt Nam

hiện hành...22

3.1.1. Về các quy định chung khi trích lập dự phòng...22

3.1.2. Về tài khoản sử dụng...23

3.1.3. Những vấn đề còn tồn tại...23

3.2. Một số ý kiến đóng gióp nhằm hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí

dự phòng trong chế độ kế toán Việt Nam hiện hành ...25

3.2.1 Hoàn thiện hạch toán trích lập và hoàn nhập chi phí dự phòng. 25

3.2.2. Hoàn thiện hạch toán dự phòng phải trả bảo hành sản phẩm

hàng hóa.

KẾT LUẬN...27

TÀI LIỆU THAM KHẢO...28

Một phần của tài liệu 240 BÀN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ DỰ PHÒNG TRONG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH (Trang 25 -30 )

×