TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu Vai trò lãnh đạo trong quản trị học (Trang 32 - 33)

Quản trị thay đổi và xung đột

TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ

Hiệu trưởng trường đại học kinh tế Z rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ của các giảng viên của trường. Những năm qua, nhà trường đã không ngừng mở rộng sự hợp tác quốc tế và nhận được những nguồn tài trợ tương đối cao từ các nước như Hà Lan, Bỉ, Nhật ... và một số trường đại học nước ngoài để đầu tư cho việc đào tạo giảng viên. Nhiều giảng viên của trường đã được gởi đi đào tạo ở các trường đại học có tiếng trên thế giới. Những giảng viên này đã hoàn thành tốt việc học của họ và không ít người trong số họ nhận được những bằng cấp từ thạc sĩ đến tiến sĩ loại ưu tú. Tuy nhiên, phần lớn số giảng viên này lại không muốn về công tác tại trường. Lý do giải thích cho việc rời bỏ nhà trường là những giảng viên này cho rằng cơ hội thăng tiến và thu nhập trong trường là tương đối thấp so với năng lực của họ. Để ngăn chặn tình trạng này, trường đã yêu cầu những người được đề cử đi học phải ký bản cam kết phục vụ cho trường thời gian tối thiểu từ 5 đến 10 năm tùy theo bằng cấp đào tạo (thạc sĩ hoặc tiến sĩ) kể từ khi học xong. Nếu người đi học không tuân thủ đúng hợp đồng mà chuyển đi nơi khác phải bồi thường những chi phí trong quá trình đào tạo mà trường đã cung cấp. Thế nhưng vẫn không ít giảng viên sau khi tốt nghiệp vẫn tìm kiếm những cơ hội làm việc ở các nước mà họ đã học hoặc làm việc cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu hỏi

Đánh giá những tổn thất của việc “chảy máu chất xám” hiện nay nói chung ở Việt Nam và của trường đại học Z nói riêng. Nếu là trưởng phòng nhân sự của trường, anh/chị sẽ đề xuất những biện pháp như thế nào để giải quyết vấn đề này? (Vận dụng lý thuyết thang nhu cầu của Maslow vào việc đưa ra các giải pháp quản trị nhân sự).

Một phần của tài liệu Vai trò lãnh đạo trong quản trị học (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)