Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Nó được dùng để loại các biến không phù hợp. Thông qua các nghiên cứu trước ở phần chương 3 cho rằng Cronbach Alpha có thang đo được cho là tốt khi đạt từ 0,8 đến gần 1, còn từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được, từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein, 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu này tác giả thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:
- Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 - Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6
Sau đây là kết quả sau khi tác giả chạy SPSS 20 (tham khảo phụ lục 4)
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo định hướng nhân viên
Bảng 4. 2: Độ tin cậy của thang đo định hướng nhân viên Hệ số Cronbach'sAlpha =.781
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến – tổng
Alpha nếu loại biến này DHNV1 9.8962 8.006 .794 .660 DHNV2 9.7213 9.092 .547 .743 DHNV3 9.6995 8.376 .634 .712 DHNV4 9.5847 9.134 .532 .748 DHNV5 9.4918 9.944 .320 .819
Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát của tác giả (phụ lục 4)
Kết quả cho thấy Cronbach's Alpha của thang đo định hướng nhân viên là 0.781> 0,6 đạt yêu cầu
Tất cả các biến đều đạt vì tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3.
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo tập trung vào khách hàng
Kết quả chạy SPSS dưới đây
Kết quả cho thấy Cronbach's Alpha của thang đo tập trung vào khách hàng là 0.851> 0,6 đạt yêu cầu
Bảng 4. 3: Độ tin cậy của thang đo tập trung vào khách hàng Hệ số Cronbach'sAlpha =.851 Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu loại biến
Phương sai
thang đo nếu loại biến
Tương quan biến – tổng
Alpha nếu loại biến này
TTKH1 7.7814 6.435 .861 .740
TTKH2 7.4590 6.975 .674 .818
TTKH3 7.4863 6.987 .669 .821
TTKH4 7.4044 7.286 .580 .859
Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát của tác giả ( phụ lục 4)
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo sự đổi mới
Kết quả chạy SPSS dưới đây
Bảng 4. 4: Độ tin cậy của thang đo sự đổi mới Hệ số Cronbach'sAlpha =.824
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan
biến – tổng
Alpha nếu loại biến này SDM1 11.8743 11.572 .846 .719 SDM2 11.8798 11.766 .784 .737 SDM3 11.9672 11.713 .853 .719 SDM4 11.7705 13.101 .612 .790 SDM5 11.5683 16.851 .122 .920
Kết quả cho thấy Cronbach's Alpha của thang đo sự đổi mới là 0.851> 0,6 đạt yêu cầu.
Có biến TT5 bị loại vì tương quan biến – tổng là 0,122<0,3, các biến còn lại đều đạt vì tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3.
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhấn mạnh trách nhiệm
Kết quả chạy SPSS dưới đây
Bảng 4. 5: Độ tin cậy của thang đo nhấn mạnh trách nhiệm Hệ số Cronbach'sAlpha =.779
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan
biến – tổng
Alpha nếu loại biến này
NMTN1 5.6011 3.384 .779 .510
NMTN2 5.7377 3.634 .689 .617
NMTN3 5.3825 4.732 .413 .903
Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát của tác giả (phụ lục 4)
Kết quả cho thấy Cronbach's Alpha của thang nhấn mạnh trách nhiệm là 0.779> 0,6 đạt yêu cầu
Tất cả các biến đều đạt vì tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3.
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhấn mạnh sự hợp tác
Kết quả chạy SPSS dưới đây
Kết quả cho thấy Cronbach's Alpha của thang đo nhấn mạnh sự hợp tác là 0.748> 0,6 đạt yêu cầu.
Bảng 4. 6: Độ tin cậy của thang đo nhấn mạnh sự hợp tác Hệ số Cronbach'sAlpha=.748
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan
biến – tổng
Alpha nếu loại biến này
SHT1 7.1366 5.723 .662 .620
SHT2 7.3060 5.587 .738 .575
SHT3 7.3825 5.886 .666 .620
SHT4 7.5519 8.238 .180 .868
Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát của tác giả ( phụ lục 4)
Có biến RR4 bị loại vì tương quan biến – tổng là 0,180<0,3, các biến còn lại đều đạt vì tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3.
Kết luận:
Kết quả chạy ra của 5 yếu tố độc lập và 1 yếu tố phụ thuộc. Tất cả có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 và chỉ có 2 biến SDM5 và SHT4 là có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) <0,3 bị loại, còn lại thì hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) đều lớn hơn 0,3 nên không loại.
Chạy lại kết quả của yếu tố thang đo sự đổi mới và nhấn mạnh sự hợp tác sau khi loại biến SDM5 và SHT4.
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo sự đổi mới
Kết quả chạy SPSS dưới đây
Kết quả cho thấy Cronbach's Alpha của thang đo sự đổi mới là 0.829> 0,6 đạt yêu cầu
Bảng 4. 7: Độ tin cậy của thang đo sự đổi mới Hệ số Cronbach'sAlpha =.829
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan
biến – tổng
Alpha nếu loại biến này
SDM1 8.6776 9.363 .884 .872
SDM2 8.6831 9.712 .788 .906
SDM3 8.7705 9.562 .879 .875
SDM4 8.5738 10.290 .718 .928
Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát của tác giả (phụ lục 4)
Kiểm tra độ tin cậy của thang đo nhấn mạnh sự hợp tác
Kết quả chạy SPSS dưới đây
Bảng 4. 8: Độ tin cậy của thang đo nhấn mạnh sự hợp tác Hệ số Cronbach'sAlpha=.868
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan
biến – tổng
Alpha nếu loại biến này
SHT1 4.8962 3.852 .732 .830
SHT2 5.0656 3.963 .743 .820
SHT3 5.1421 3.892 .771 .794
Nguồn: Tính toán từ kết quả khảo sát của tác giả ( phụ lục 4)
Kết quả cho thấy Cronbach's Alpha của thang đo nhấn mạnh sự hợp tác là 0.868> 0,6 đạt yêu cầu.
Tất cả các biến đều đạt vì tương quan biến – tổng đều lớn hơn 0,3