Hình thức may gia công

Một phần của tài liệu vay-chu-a (Trang 29 - 30)

2. Hình thức sản xuất may công nghiệp ở Việt Nam

2.2 Hình thức may gia công

Sản xuất gia công là hình thức sản xuất hàng may mặc mà trong đó người đặt hàng sẽ cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu may, người nhận gia công sẽ tổ chức qui trình sản xuất theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, người đặt hàng may mặc thường là các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, hình thức sản xuất này còn có tên gọi gia công xuất khẩu.

Đặc điểm của hình thức sản xuất gia công:

+ Thu hút một lực lượng lao động lớn (có cả lao động phổ thông), góp phần giải quyết nạn thất nghiệp cho xã hội.

+ Thu hút vốn, kỹ thuật và công nghệ của nước ngoài, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

+ Nâng cao trình độ sản xuất trong nước, kích thích hoạt động xuất khẩu. + Gia công xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp may trong nước học hỏi được kinh nghiệm quản lý tiến tiến của các quốc gia trên thế giới.

+ Gia công xuất khẩu còn giúp doanh nghiệp may tiếp cận với thị trường may mặc trên thế giới.

Ưu điểm:

+ Triển khai sản xuất được nhanh. + Không phải lo đầu vào và đầu ra.

+ Vốn đầu tư sản xuất thấp, chủ yếu dựa vào tài sản cố định là chính. Nhược điểm:

+ Bị động trong kế hoạch sản xuất do việc tập kết nguyên phụ liệu đôi khi không đồng bộ.

+ Lợi nhuận thấp.

+ Thiếu tính tự chủ trong kinh doanh.

+ Sản xuất chủ yếu dựa vào bạn hàng, đôi khi gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người lao động.

Hanoi University of Science and Technology School of Textile - Leather and Fashion

+ CMPQ (cutting, making, packing and quota fee): người nhận gia công ngoài việc thực hiện quá trình cắt, chế tạo sản phẩm, bao gói theo yêu cầu của khách hàng còn phải trả phí hạn ngạnh (nếu có).

Theo kiểu cách của sản phẩm được khách hàng đặt trước. Phương thức gia công được chia làm 2 loại:

+ Loại thứ nhất: Sản phẩm gia công được khách hàng gửi kèm theo mẫu chuẩn, các văn bản tài liệu kỹ thuật, cùng các loại mẫu cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất. Với loại này, các cơ sở sản xuất chỉ việc nhận và kiểm tra nguyên phụ liệu, mẫu mã, dịch và đối chiếu tài liệu với thực tế, sau đó chế thử, chuẩn bị kỹ thuật và công nghệ để đưa vào sản xuất.

+ Loại thứ hai: Dạng sản phẩm được đặt gia công theo mẫu chuẩn với thông số kích thước do khách hàng yêu cầu. Ngoài ra không có một văn bản tài liệu kỹ thuật hoặc mẫu mã nào khác kèm theo. Với loại này, cơ sở sản xuất phải dựa vào mẫu chuẩn cùng với bảng thông số, kích thước để nghiên cứu tạo ra mẫu, nhảy mẫu, may mẫu, lên định mức và ra các văn bản kỹ thuật cần thiết rồi mới triển khai đưa vào sản xuất (phải được khách hàng đồng ý, thông qua chuyên gia).

Một phần của tài liệu vay-chu-a (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)