ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG BIOGAS TẠI GIA ĐÌNH BÀ NGUYỄN THU TRINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội (Trang 35 - 40)

(Đội 7 - xã Hạ Mỗ - huyện Đan Phượng - Hà Nội).

1.1. Thực trạng sử dụng năng lượng Biogas tại gia đình bà Trinh

Hình 3.1: Gia đình bà Trinh sử dụng Biogas để đun nấu

Gia đình bà Nguyễn Thu Trinh cư trú tại đội 7 – xã Hạ Mỗ – Đan Phượng, là một trong những hộ gia đình sử dụng năng lượng khí sinh học – Biogas. Hầm biogas của gia đình bà Trinh là một trong những hầm biogas được xây dựng đầu tiên ở đội 7, xã Hạ Mỗ.

Hầm biogas của gia đình bà được xây từ năm 2000, với thể tích 7m3, kinh phí lúc ấy hết 4 triệu đồng, được hỗ trợ 500 nghìn đồng, do gia đình xây hầm biogas theo mẫu của dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam 2007–2011” do Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội triển khai với sự hỗ trợ của Hà Lan.

Hầm biogas luôn cho đủ gas sử dụng, giúp gia đình bà có thể đun nấu sinh hoạt thoải mái, và nấu 2 nồi cám 30 lít mỗi ngày, mà không còn lo ngại về giá gas, than, dầu nữa.

Gia đình bà Trinh có 5 người, trung bình thường nuôi 15 con lợn. Hiện nay vừa xuất chuồng 10 con lợn, nên hiện tại, trong chuồng chỉ còn 6 con lợn.

Hình 3.2: Đàn lợn nhà bà Trinh

Trước khi sử dụng hầm biogas, gia đình bà Trinh sử dụng gas đóng bình để đun nấu. Ngoài ra, gia đình thường xuyên phải cọ rủa chuồng lợn, để chống mùi hôi thối. Khi sử dụng hầm biogas, vấn đề môi trường đã được giải quyết, chuồng không còn mùi hôi thối, mỗi tuần, gia đình bà Trinh bơm nước rửa chuồng 1 lần. Nước rửa chồng được dẫn xuống bể nạp nhiên liệu của hầm biogas. Khi có hầm biogas, vì hầm biogas luôn cho đủ khí dùng, nên gia đình bà chỉ sử dụng gas đóng bình khi hầm biogas tắc bể, hở đường ống khiến hầm biogas không có gas.

Trước khi gia đình sử dụng năng lượng biogas, ngoài năng lượng điện, gia đình bà Trinh còn sử dụng than để đun đậu phụ (gia đình làm đậu phụ) và đun cám cho lợn, gas đóng bình để đun nấu sinh hoạt hàng ngày.

1.2. So sánh cơ cấu chi phí năng lượng trước và sau khi sử dụng biogas.

Khi không sử dụng năng lượng biogas:

Cơ cấu chi phí năng lượng theo các dạng năng lượng sử dụng trong 1 tháng của gia đình bà Trinh như sau:

- Điện: khoảng 100.000 đ/ tháng, chủ yếu là đồ dùng gia dụng.

- Gas đóng bình: 1 bình gas 12kg (với gái gas hiện nay là 270.000 VNĐ) dùng trong 2 tháng.

- Than: Nhà làm đậu phụ, dùng than nấu đậu phụ và nấu cám, ước tính khoảng 200 nghìn đồng/ tháng.

Khi đã sử dụng năng lượng biogas:

Gia đình sử dụng biogas để đun nấu sinh hoạt và đun 2 nồi cám 30 lít cho lợn mối ngày. Như vậy, chi phí cho gas đóng bình đã giảm đáng kể, và cũng giảm một phần năng lượng than.

Hiện nay, cơ cấu chi phí năng lượng theo các dạng năng lượng sử dụng trong 1 tháng của gia đình bà Trinh như sau:

- Gas đóng bình: 1 bình gas 12kg dùng trong 4 – 6 tháng. Dùng gas bình trong những lúc biogas tắc bể, hoặc hở đường ống.

- Than: Nhà làm đậu phụ,thường mua 1 xe công nông 200 viên than, ước tính khoảng 150 nghìn đồng/ tháng.

Trong đó:

- Năng lượng điện chủ yếu sử dụng cho các thiết bị dân dụng như: ti vi, tủ lạnh, đèn, quạt, nồi cơm điện, máy bơm nước.

- Năng lượng than, bbiogas sử dụng cho việc đun nấu: nấu ăn hàng ngày, nấu cám…

Hình 3.4: Cơ cấu chi phí năng lượng khi không sử dụng biogas

1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng biogas tại gia đình bà Trinh.

Từ hai đồ thị Cơ cấu chi phí năng lượng trước và sau khi sử dụng năng lượng biogas, ta dễ dàng nhận thấy:

- Tỉ trọng năng lượng Biogas chiếm tới 30% tổng năng lượng gia đình sử dụng trong 1 tháng.

- Tỉ trọng sử dụng năng lượng than của gia đình bà Trinh rất lớn, chiếm tới 46% tổng năng lượng gia đình sử dụng. Và khi sử dụng biogas, tỉ trọng sử dụng năng lượng than đã giảm bớt ¼ tỉ trọng ban đầu, giảm từ 46% xuống còn 35%.

- Tỉ trọng năng lượng gas đóng bình giảm đáng kể, từ 31% xuống còn 12%. Như vây, khi thay thế năng lượng than, gas bằng năng lượng tái tạo biogas thì chi phí năng lượng tiết kiệm được rất lớn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w