Sai số có thể gặp phải là: sai số do cân, đo không chính xác, sai số trong phỏng vấn nhớ lại, sai số do điều tra viên, sai số do xét nghiệm, sai số do nhập và xử lý số liệu
Để hạn chế sai số, các công việc từ thiết kế nghiên cứu, lựa chọn công cụ thu thập số liệu, tập huấn điều tra viên, đối tượng nghiên cứu và hoạt động giám sát, triển khai, làm sạch, phân tích, xử lý số liệu đều được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt việc thu thập số liệu được thực hiện nghiêm túc từ các khâu tập huấn kỹ thuật chuyên môn, triển khai và giám sát
- Số liệu nhân trắc: điều tra viên thu thập số liệu được tập huấn về phương pháp trước và trong quá trình cân đo nhân trắc, bộ cân thước được
kiểm tra trước mỗi lần sử dụng Số liệu mỗi lần cân đo được lặp lại 2 -3 lần Giám sát ngẫu nhiên được thực hiện đảm bảo việc tuân thủ quy trình và kỹ thuật cân đo NLĐ
- Số liệu về Hb: các đối tượng đều được dặn nhịn ăn trước khi lấy mẫu máu Kỹ thuật viên lấy máu là người có kinh nghiệm
- Nghiên cứu sinh cân đo kiểm tra ngẫu nhiên đối tượng tham gia nghiên cứu, cứ 10 người cân đo lại 2 người (20%) theo thứ tự trên xuống và dưới lên Thống nhất dụng cụ chuẩn cân đo và kiểm tra bằng vật chuẩn (quả cân) hàng ngày
- Phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi
- Số liệu đánh giá năng suất lao động: các CTV, giám sát viên thực địa, được tập huấn ghi chép, thu thập thông tin số liệu từ bảng chấm công theo dõi hiệu suất công việc của xí nghiệp Các số liệu được thu thập hàng tuần và được kiểm tra trước khi nhập liệu
- Nhằm đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, nghiên cứu sinh có trách nhiệm phải kiểm tra tất cả các số liệu của các mẫu phiếu điều tra trong ngày, nếu phát hiện các số liệu bất thường, phiếu sẽ được gửi trả lại điều tra viên để điều tra viên kiểm tra lại tính xác thực của số liệu