quốc gia
Để chính sách quản lý nhập khẩu phế liệu nhựa ngày càng trở nên chặt chẽ và hài hoà với pháp luật thế giới, kinh nghiệm từ cách kiểm soát phế liệu từ các quốc gia là nguồn tham khảo hữu ích. Thực chất, Việt Nam có thể xem xét, chắt lọc những nội dung phù hợp để hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia.
Cũng như Việt Nam, Malaysia cho phép nhập khẩu rác thải nhựa vào khoảng 70% tổng công suất của các cơ sở sản xuất nếu điều đóđóng góp cho công nghiệp tái chế của địa phương. Trong Đạo luật quản lý chất thải rắn và làm sạch Công cộng 2007 (Đạo luật 672), Bộ quản lý chất thải rắn quốc gia kiểm soát nhập khẩu rác thải nhựa thông qua cấp giấy phép nhập khẩu. Mặc dù không có tiêu chí cụ thể cho điều kiện chất thải nhựa được phép nhập khẩu, nhưng Malaysia có hướng dẫn phân biệt chất thải nhựa sạch và đồng nhất. Việt Nam có thể xem xét các quy định này để bổ sung cho việc xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường của mình nhằm hạn chế việc trộn lẫn chất thải khác hoặc tạp chất vào phế liệu nhựa nhập khẩu.
Trong chính sách cấm và hạn chế nhập khẩu phế liệu nhựa của mình, hiện tại Việt Nam chỉ cho phép nhập khẩu năm loại phế liệu nhựa là nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. Với những ngần ngại vi phạm cam kết của WTO và các hiệp định thương mại khu vực, Việt Nam hoàn toàn có thể viện dẫn lý do tương tự Trung Quốc. Theo đó, khi ban hành lệnh cấm nhập khẩu 24 loại rác thải chủ yếu là các loại nhựa và giấy phế liệu vào năm 2017, chính phủ Trung Quốc viện dẫn việc bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và khẳng định đây là nỗ lực nhằm tuân thủ Công ước Basel về kiểm soát hoạt động mua bán rác thải nguy hại xuyên biên giới cũng
như các chính sách của Trung Quốc116. Mặc dù đưa ra lệnh cấm, Trung Quốc vẫn cho phép nhập khẩu các loại phế liệu nhựa đã qua xử lý để đảm bảo không ảnh hưởng môi trường. Tuy nhiên, theo đánh giá Việt Nam khó có thể đưa ra yêu cầu tương tự vì bản chất Việt Nam là quốc gia thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu cho công nghiệp nhựa.
Cuối cùng, Việt Nam có thể tham khảo pháp luật Hongkong trong việc quy định về đơn xin giấy phép nhập khẩu và các biện pháp chế tài mang tính răn đe cao. Theo Pháp lệnh Xử lý chất thải số 354, Hongkong quy định khá chặt chẽ, chia chất thải thành chất thải được nhập khẩu vào Hongkong để tái chế và chất thải nhập khẩu vào để tái xuất sang những nơi khác để tái chế. Tất cả các trường hợp nhập khẩu chất thải đều phải có đơn xin giấy phép nhập khẩu trừ trường hợp thoả mãn cả hai điều kiện là chất thải mang mục đích tái chế và không bị ô nhiễm. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, việc đánh giá chất thải trên giấy tờ khi chưa kiểm tra trên thực tế rất khó. Mặc dù vậy, Việt Nam có thể xem xét các nội dung trong đơn xin giấy phép mà Hongkong áp dụng, bao gồm: (1) Cung cấp chi tiết, cụ thể, rõ ràng đối với tên và địa chỉ (người sản xuất chất thải, người xử lý chất thải, cơ sở xử lý hoặc tái sử dụng chất thải sẽđược sử dụng, người vận chuyển chất thải dự định hoặc đại lý của họ); (2) Chi tiết về quy trình và địa điểm mà chất thải đã hoặc đang được tạo ra; (3) Kế hoạch dự phòng trường hợp có rủi ro; (4)Tài liệu xác nhận sự tồn tại của bảo hiểm trách nhiệm và trái phiếu hoặc bảo đảm tài chính khác117. Việc cung cấp thông tin người sản xuất, xử lý chất thải cũng như quy trình và địa điểm mà chất thải đãđược tạo ra là vô cùng cần thiết cho việc kiểm tra nguồn gốc của phế liệu.
Điều 20E Pháp lệnh Xử lý chất thải số 354 quy định về biện pháp xử lý các hành vi vi phạm. Chế tài đối với các hành vi vi phạm quy định về kiểm soát sự di chuyển của chất thải vào và ra khỏi Hongkong mang tính răn đe hiệu quả cao, kết hợp cả xử lý hành chính và hình sự. Lần vi phạm đầu tiên đã có thể áp dụng án phạt tù 6 tháng. Hành vi nhập khẩu chất thải vào Việt Nam chịu chế tài khá nhẹ, chủ yếu đánh vào xử phạt hành chính, việc xử phạt hình sựđối với các hành vi này rất khó được thực hiện. Do đó, Việt Nam hoàn toàn có thể xem xét để nâng cao biện pháp xử lý mang tính nghiêm khắc hơnđể ngăn chặn các sai phạm.
116
Lý Hoàng Phú, Phạm Thị Thuỳ Dung (2020), tlđd (68), tr.73. 117Điều 20A.(2) Pháp lệnh Xử lý chất thải số 354.