QUY TRÌNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG L/C NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu Phân tích phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Lấy ví dụ về quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ của một doanh nghiệp bất kỳ ở một ngân hàng cụ thể. (Trang 45 - 50)

CỔ PHẦN SACOMBANK.

2.2. QUY TRÌNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG L/C NHẬP KHẨU

41

Nhóm 2 QTTNMQT Lớp HP: 2225ITOM0511

Điều kiện khi DN muốn mở LC tại Sacombank: DN nhập khẩu theo phương thức L/C có tài khoản thanh toán tại Sacombank. Khi chưa có tài khoản tại ngân hàng Sacombank, DN cần mở một tài khoản. Hồ sơ mở tài khoản bao gồm:

1. Các giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý của DN (giấy phép đăng ký kinh doanh; các quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng)

2. Đơn đề nghị mở tài khoản 3. Nộp số tiền duy trì tài khoản

Sau khi có tài khoản NH Sacombank, DN thực hiện quy trình sau để thanh toán tín dụng chứng từ LC nhập khẩu:

Bước 1: Yêu cầu mở L/C của DN tại Sacombank Người mua đến ngân hàng Sacombank để mở LC Người mua cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

∙Đơn yêu cầu mở LC

∙Các giấy tờ chứng minh năng lực pháp lý của DN

∙Ký quỹ một số tiền nhất định, số tiền ký quỹ này do ngân hàng quyết định tuỳ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi ro của DN

Yêu cầu:

Hồ sơ phải đầy đủ chứng từ, chứng từ có chữ ký thẩm quyền Giấy yêu cầu mở L/C không thiếu các chi tiết quan trọng, nếu có chỉnh sửa phải có dấu xác nhận chỉnh sửa của đơn vị

Nội dung hợp đồng bảo hiểm phù hợp với nội dung L/C yêu cầu mở

Bước 2: Cán bộ ngân hàng dựa vào thông tin trên hợp đồng mua bán hàng hóa và đơn mở LC để điền thông tin vào mẫu LC có sẵn. Bản LC sau khi hoàn thành sẽ được gọi là bản LC nháp.

42

Nhóm 2 QTTNMQT Lớp HP: 2225ITOM0511

Bước 3: Ngân hàng Sacombank gửi bản LC nháp cho người bán thông qua ngân hàng xuất khẩu. Người mua và người bán phải kiểm tra các thông tin trên bản LC nháp nếu phát hiện sai sót thì thông báo yêu cầu ngân hàng tu chỉnh. Sau khi quá trình sửa chữa này kết thúc bản LC nháp sẽ bị hủy. Ngân hàng Sacombank phát hành bản LC chính thức.

Bước 4: Người bán chuẩn bị và đưa bộ chứng từ như yêu cầu trong LC. Ngân hàng xuất khẩu đưa lại bộ chứng từ cho ngân hàng Sacombank. Người mua sẽ được Sacombank thông báo bộ chứng từ đã về qua Smartbank trong vòng 24h để người mua chuẩn bị nguồn thanh toán. Dữ liệu chứng từ về được cập nhật vào Smartbank để theo dõi ngày đến hạn thanh toán và tập nhật lên bìa hồ sơ 2 chi tiết chính: Ngày chứng từ về, trị giá bộ chứng từ.

người mua cùng kiểm tra bộ chứng từ với mình. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, người mua sẽ được yêu cầu nộp tiền thanh toán và nhận toàn bộ bộ chứng từ gốc trừ Cover Letter.

Nếu bộ chứng từ không hợp lệ: Thông báo sẽ được gửi cho phòng thanh toán quốc tế chậm nhất 16h ngày làm việc thứ 5 kể từ ngày chứng từ đến chi nhánh và ghi rõ điểm sai biệt

Ngân hàng chỉ được phép từ chối thanh toán nếu xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bộ chứng từ không hoàn hảo

Trường hợp 2: Bộ chứng từ hoàn hảo nhưng nhận được sự đồng ý dừng thanh toán từ phía người bán

* Lưu ý:DN thanh toán phí theo từng giai đoạn trong quá trình làm chứng từ LC nhập khẩu tại ngân hàng Sacombank, theo biểu phí như sau:

43

Nhóm 2 QTTNMQT Lớp HP: 2225ITOM0511

Nguồn: Ngân hàng Sacombank Cột 1 và cột 2 là tên phí

Cột 3 là phí tính bằng Việt Nam đồng (VNĐ) Cột 4 là phí tính bằng ngoại tệ

2.3. NHẬN XÉT

Nhìn chung quy trình nghiệp vụ LC nhập khẩu của Sacombank khá chặt chẽ, được chuẩn hóa theo một mô hình hợp lý:

∙Quy trình được thực hiện qua nhiều phân cấp và được duyệt bởi nhiều cá nhân có trách nhiệm độc lập nhau nhưng vẫn chặt chẽ và thống nhất với nhau nên rủi ro về cấp tín dụng sẽ được giảm thiểu tối đa.

45

Nhóm 2 QTTNMQT Lớp HP: 2225ITOM0511

∙ Thời gian thực hiện nghiệp vụ tương đối ngắn (trong vòng buổi làm việc) nhưng vẫn đảm bảo an toàn và chặt chẽ do sự phân quyền xét duyệt đã nói ở trên => cho thấy hiệu quả trong quá trình làm việc

∙Việc thanh toán phí thực hiện theo từng giai đoạn để KH có thể hiểu được rõ ràng, đồng thời dễ dàng cho việc kiểm toán sau này.

∙Việc lưu hồ sơ được phân chia rõ ràng nhằm dễ dàng quản lý KH theo nhóm (mới và cũ) và để tiện trong việc trích lục hồ sơ khi có trục trặc.

∙Trung tâm TTQT của Sacombank được tổ chức tốt, phù hợp với quy trình nghiệp vụ, mỗi bộ phận đảm nhận nhiệm vụ riêng biệt, đặc biệt là bộ phận chuyên kiểm tra và xử lý chứng từ nên những sai sót mắc phải trong vấn đề chứng từ là vô cùng hiếm.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc còn có một số rủi ro do tính chất đặc thù của phương thức LC và một số rủi ro mang tính hệ thống.

∙Quy trình thực hiện tỷ mỷ, các bộ phận tiến hành đều rất thận trọng, máy móc và qua nhiều bước, do đó, khi có vấn đề thì việc sửa chữa sai sót cũng qua nhiều công đoạn, sẽ làm mất thời gian và tăng chi phí cơ hội.

∙Hệ thống thông tin giữa các chi nhánh còn có sự chênh lệch (chỉ có TT.TTQT mới có hệ thống Swift để truyền điện đi nước ngoài).

Một phần của tài liệu Phân tích phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Lấy ví dụ về quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ của một doanh nghiệp bất kỳ ở một ngân hàng cụ thể. (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)