KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tom tat luận án: Nghiên cứu đa dạng và sinh tổng hợp cyclooligomer depsipeptide của nấm ký sinh côn trùng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn quốc gia Xuân Sơn. (Trang 25 - 27)

1. KẾT LUẬN

1.1. Từ 24 mẫu ký chủ thuộc các bộ côn trùng Blattodea, Hemiptera, Coleoptera, Hymenoptera, Lepidoptera thu thập được ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn Quốc gia Xuân Sơn, chúng tôi đã tiến hành phân lập được 24 chủng nấm. Các chủng nấm đã phân lập được đa dạng phong phú được phân loại vào 6 chi bao gồm chi Aschersonia, Purpureocillium, Beauveria,

Cordyceps, Isaria, và Ophiocordyceps.

1.2. Nghiên cứu sàng lọc khả năng sinh tổng hợp COD cuả các chủng nấm ký sinh côn trùng ở khu vực nghiên cứu xác định được 19/24 chủng có khả năng sinh tổng hợp COD. Trong số đó chủng nấm CPA14V phân lập từ mẫu nấm ký sinh trên bộ côn trùng Blattodea có khả năng sinh tổng hợp COD tốt nhất để tiến hành nghiên cứu sâu hơn.

1.3. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và định loại chủng nấm đã tuyển chọn bằng phương pháp sinh học phân tử xác định được chủng nấm CPA14V loài Cordyceps cateniannulata, chi Cordyceps, họ Cordycipitaceae. Đây là lần đầu tiên ghi nhận sự có mặt của loài Cordyceps cateniannulata tại Việt Nam.

1.4. Môi trường Czapek-Dox (CzD) với độ pH môi trường 8, nguồn cacbon là glucose, nguồn nitơ là cao nấm men, rất phù hợp cho sinh trưởng và sinh tổng hợp COD của chủng nấm C. cateniannulata CPA14V. Khi sử dụng môi trường này kết hợp với nuôi lắc 150 vòng/phút trong thời gian 6 ngày ở nhiệt độ 25oC chúng tôi thu được kết quả 65,789 ± 2,186 mg/l COD. Tương đương với các nghiên cứu của các chủng nấm đã được công bố trên thế giới.

1.5. Đã xác định được điều kiện tách chiết và thu hồi COD từ sinh khối chủng nấm C. cateniannulata CPA14V. Sử dụng dung môi chiết dichloromethane, trong điều kiện nhiệt độ 40-50oC siêu âm trong 2h và quy trình tách chiết đã đề xuất thu được COD sạch 98,1% với hiệu suất thu hồi đạt 0,37% lượng sinh khối khô. Đã xác định được cấu trúc hóa học của COD thu được từ chủng C. cateniannulata CPA14V. COD có ba nhóm N-MePhe và ba nhóm Hiv, có tên gọi là beauvericin.

1.6. Beauvericin thu được từ chủng C. cateniannulata CPA14V thể hiện hoạt tính sinh học tốt. Có khả năng gây độc dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 (giá trị IC50=19,17 µg/mL), ung thư tuyến tiền liệt (PC-3) (giá trị IC50= 23,52 µg/mL), thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định tốt nhất với tất cả các chủng vi khuẩn và nấm thử nghiệm bao gồm chủng E. coli, P. aeruginosa, B.

subtillis, S. Cerevisiae, S. aureus, A. Niger, F. Oxysporum, và C. albicans với

2. KIẾN NGHỊ

Những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu cho thấy phần nào mức độ phong phú và tiềm năng của nấm ký sinh côn trùng sinh tổng hợp COD ở Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn quốc gia Xuân Sơn. Đặc biệt những kết quả nghiên cứu thu được về khả năng sinh tổng hợp, thu hồi, tinh sạch và hoạt tính của hợp chất COD từ chủng nấm C. cateniannulata CPA14V cho thấy tiềm năng nghiên cứu và ứng dụng của hợp chất này ở Việt Nam. Tuy nhiên để có thể phát triển hợp chất COD này nhằm ứng dụng trong y học cũng như các lĩnh vực khác vẫn còn những vấn đề cần được giải quyết sau đây:

2.1. Cần tiếp tục có những nghiên cứu thử nghiệm và hoàn thiện quy trình sản xuất, thu hồi và tinh sạch COD ở quy mô công nghiệp.

2.2. Cần có những nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng và đánh giá hợp chất COD này trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực y tế.

Một phần của tài liệu Tom tat luận án: Nghiên cứu đa dạng và sinh tổng hợp cyclooligomer depsipeptide của nấm ký sinh côn trùng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia và Vườn quốc gia Xuân Sơn. (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)