Nguồn: Phòng Kế hoạch - Nguồn vốn
Dư nợ tín dụng tính đến 31/12/2005 đạt 1.333 tỷ đồng, tăng 315 tỷ (tăng 30,9%) so với năm 2004. Trong đó, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, thường khoảng 70% tổng dư nợ (68%- năm 2003; 73% năm 2004; 60,7% năm 2005). Dư nợ trung dài hạn đến 31/12/2006 đạt 524 tỷ đồng (trong đó dư nợ VND đạt 119 tỷ, chiếm 9%), tăng 28 tỷ đồng (tăng 31%) so với năm 2003. Trong năm 2005, nhu cầu vay bằng ngoại tệ tăng cao chiếm 30,3% tổng dư nợ, tăng 222 tỷ so với năm 2004. Như vậy, hoạt động tín dụng của Chi nhánh có sự tăng trưởng khá nhưng chưa đạt đến sự mở rộng tín dụng mạnh mẽ.
Tuy nhiên, Chi nhánh đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, củng cố công tác thẩm định, quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng và luôn tìm kiếm được những khách hàng hoạt động có hiệu quả. Công tác thu nợ cũng được Chi nhánh chú trọng và có hiệu quả tốt.
2.1.3.3. Một số hoạt động dịch vụ khác
Thu dịch vụ ròng năm 2005 đạt 6,6 tỷ đồng, tăng 17 tỷ đồng (34,7%) sovới nam 2005. Thu dịch vụ ròng chiếm 23,4% lợi nhuận trước thuế, chủ yếu tập trung vào các hoạt động truyền thống như: Thanh toán quốc tế (46%), kinh doanh ngoại tệ (23%), bảo lãnh (17%), thanh toán trong nước (10%), dịch vụ khác (4%).
Hoạt động dịch vụ tại Chi nhánh ngày càng phát huy hiệu quả, mở rộng cả về quy mô, chất lượng và doanh số hoạt động, tiến tới tăng dần tỷ trọng dịch vụ ròng trên lợi nhuận trước thuế.
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Bắc Hà Nội
Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về vốn đầu tư trung dài hạn của các doanh nghiệp trên địa bàn Quận, trong những năm gần đây, hoạt động tài trợ theo dự án tại Chi nhánh Bắc Hà Nội ngày càng được mở rộng và phát triển. Song song với việc mở rộng tài trợ theo dự án, Chi nhánh luôn luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thẩm định DAĐT. Vì vậy, công tác thẩm định DAĐT tại Chi nhánh luôn được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ với những nội dung cụ thể.
2.2.1. Quy trình thẩm định DAĐT
Quy trình thẩm định DAĐT tại các Chi nhánh và Hội sở chính Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là tài liệu quy định hướng dẫn trình tự, nội dung thực hiện việc thẩm định DAĐT tại các Phòng thực hiện chức năng thẩm định dự án để phục vụ cho việc xem xét cho vay và là một nội dung quan trọng trong bươc thứ 2 của quy trình tín dụng trung, dài hạn: Thẩm định dự án đầu tư và khách hàng vay vốn.
Cụ thể, trình tự thực hiện thẩm định DAĐT tại Phòng Thẩm định của Chi nhánh được thực hiện như sau:
1- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ dự án xin vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đủ cơ sở để thẩm định thì chuyển lại để Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì ký giao nhận hồ sơ vào Sổ theo dõi và giao hồ sơ cho cán bộ trực tiếp thẩm định.
2- Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu (hoặc tham khảo) được quy định tại các hướng dẫn thuộc Quy trình này, Cán bộ thẩm định tổ chức xem xét, thẩm định DAĐT và khách hàng
xin vay vốn. Nếu cần thiết, đề nghị Cán bộ tín dụng hoặc khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm.
3- Cán bộ thẩm định lập Báo cáo thẩm định dự án, trình Trưởng phòng Thẩm định xem xét.
4- Trưởng phòng Thẩm định kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ, thông qua hoặc yêu cầu Cán bộ thẩm định chỉnh sửa, làm rõ các nội dung.
5- Cán bộ thẩm định hoàn chỉnh nội dung Báo cáo thẩm định, trình Trưởng phòng Thẩm định ký thông qua, lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết và gửi trả hồ sơ kèm Báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng.
Để thấy rõ hơn về quy trình thẩm định dự án tại Chi nhánh ta có thể theo dõi qua sơ đồ sau: (trang bên)
Phòng Tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định
Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Nhận hồ sơ để thẩm định
Thẩm định Lập báo cáo
thẩm định Lưu hồ sơ/tài liệu Kiểm tra kiểm soát
Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định
Đạt Chưa đạt yêu cầu
Bổ sung, giải trình
Chưa rõ
Chưa đủ điều kiện thẩm định
2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính DAĐT
Các nội dung chính mà Ngân hàng cần phải tiến hành phân tích, đánh giá khi thẩm định dự án bao gồm:
Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án
Tuỳ theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm đảm bảo khả năng tính toán phản ánh trung thực, chính xác, hiệu quả tài chính dự án.
Bước 2: Phân tích tìm dữ liệu
Khi đã xác định được mô hình đầu vào, đầu ra của dự án, cần phải phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu đầu vào, đầu ra cần thiết phục vụ cho việc tính toán hiệu quả dự án. Các phương diện cần phân tích bao gồm:
- Phân tích thị trường: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí bán hàng. - Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp: giá các chi phí đầu vò
- Kỹ thuật, công nghệ: công suất, thời gian khấu hao, thời gian hoạt động của dự án, định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Tổ chức quản lý: nhu cầu nhân sự; chi phí nhân công, quản lý. - Kế hoạch thực hiện, ngân sách.
Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở
Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự án.
Bảng thông số cơ sở: (trang bên)
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Diễn giải