Quản lý kết quả xét nghiệm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN XÉT NGHIỆM LIS TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT (Trang 25)

Kết quả xét nghiệm của bệnh nhận được hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) lưu trữ gồm có:

- Hành chính: Họ và tên; Mã bệnh nhân; Địa chỉ; số thứ tự; Giới tính; Tình trạng mẫu; Người lấy, kỹ thuật viên; Bác sĩ chỉ định

- Kết quả: Tên xét nghiệm; In thử; Mã sốKết quả; Kết quả máy; Ghi chú; Đơn vị; CBST nam, CBST nữ; Người cập nhật, ngày kết quả; Người duyệt, ngày duyệt

3.5.5. Trả kết quả với giá trị cảnh báo:

Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) có tính năng cài đặt cấu hình giá trị các khoảng giá trị cảnh báo cho kết quả xét nghiệm:

+ Các kết quả thấp hơn khoảng giá trị tham chiếu: cảnh báo màu xanh dương. + Các kết quả cao hơn khoảng giá trị tham chiếu: cảnh báo mà đỏ.

+ Nếu kết quả vượt ngưỡng báo động (giá trị nguy kịch): cảnh báo them màu và có dấu gạch chân.

Hình8. Các kết quả vượt ngưỡng được cảnh báo trong LIS

3.5.6. Kết nối máy xét nghiệm:

Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) kết nối với tất cả các máy xét nghiệm qua HSOFT, gồm có 5 kênh

Hình 9. Cổng kết nối giữa LIS và các máy xét nghiệm

3.5.7. Báo cáo thống kê:

Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) của bệnh viện Thống Nhất xuất các 6 báo cáo về:

- Hoạt động xét nghiệm

- Thống kê xét nghiệm theo bệnh nhân

- Thống kê số lượng xét nghiệm hằng ngày

- Thống kê kết quả

- Thống kê số ca

- Thống kê bệnh nhân

3.5.8. Quản lý mẫu xét nghiệm

Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) có tính năng quản lý mẫu tổng quát theo ngày. Thông tin mẫu xét nghiệm được quản lý theo:

+ Ngày lấy mẫu; + Số TT xét nghiệm;

+ Ngày có kết quả xét nghiệm; + Mã Bệnh nhân;

+ Họ tên Bệnh nhân, ngày sinh + Khoa/phòng

+ Địa chỉ Bệnh nhân;

Hình 12. Danh sách thông tin mẫu xét nghiệm trong LIS

3.5.9. Quản lý hóa chất xét nghiệm

Hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) chưa bổ sung tính năng quản hóa chất xét nghiệm.

Hiện Bệnh viện đang tích hợp xây dựng mô-đun quản lý Hóa chất sinh phẩm – Vật tư – Dược cho toàn bệnh viện.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN 4.1. Thuận lợi khi triển khai

- Có sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách ứng dụng CNTT để phát triển công nghệ thông tin trong y tế.

- Cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Y tế có nhận thức tốt về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT Y tế cũng như sự tất yếu phải triển khai LIS.

4.2. Khó khăn khi triển khai

- Công nghệ:

+ Dữ liệu y khoa lớn đòi hỏi tốc độ truyền dẫn cao, chính xác, không nhiễu.

+ Tồn tại nhiều hệ thống cùng hoạt động. + Vấn đề bảo mật cao, phần quyền phức tạp.

+ Đòi hỏi kinh phí bảo trì, bảo dưỡng, cập nhật phần mềm thường xuyên

- Con người:

+ Quen quy trình cũ, ngại thay đổi.

+ Nhân viên y tế thường rất bận nên rất khó khai thác thông tin, thu thập yêu cầu.

+ Nhân viên công nghệ thông tin ít nên quá tải công việc khi có sự cố từ các khoa phòng.

+ Thay đổi quy trình, cho yêu cầu không ổn định dẫn đến phải thường xuyên cập nhật hệ thống.

+ Thay đổi nhân sự: mất thời gian đào tạo lại.

+ Cần đội ngũ nhân lực IT đảm bảo xử lý khi có sự cố, kinh phí cho đội ngũ nhân lực IT.

- Cơ sở hạ tầng

+ Yêu cầu hệ thống mạng, đường truyền, băng thông ổn định.

+ Đòi hỏi đáp ứng cơ sở hạ tầng, các phần cứng như máy tính, CPU, máy in, cổng kết nối.

+ Đảm bảo bảo mật thông tin, an ninh mạng.

+ Thay đổi về luật y tế, bảo hiểm y tế. + Thay đổi luật, chi phí xét nghiệm.

+ Thay đổi quy định đối với hệ thống thông tin y tế. + Thay đổi về quy trình, biểu mẫu báo cáo.

+ Thay đổi về mô hình tổ chức quản lý.

4.3. Đánh giá hệ thống:

- Ưu điểm:

+ Tiện lợi, đáp ứng được quy trình nghiệp vụ. + Tra cứu nhanh, đầy đủ.

+ Quản lý nhanh, chính xác.

+ Các chức năng đáp ứng nhu cầu cần thiết liên quan đến xét nghiệm. + Giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng.

+ Chất lượng ảnh và video đáp ứng được nhu cầu chẩn đoán và hội chẩn. + Tốc độ truyền dữ liệu đáp ứng yêu cầu.

+ Tiết kiệm chi phí, nhân lực. + Giảm ô nhiễm môi trường.

+ Tăng tốc độ hoạt động, tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất, nâng cao hiệu quả.

+ Gắn kết các khoa/phòng, bệnh viện. + Nâng cao chất lượng dịch vụ.

+ Hạn chế nhầm lẫn mẫu, kết quả xét nghiệm.

- Nhược điểm:

+ Do phần mềm tích hợp (Hsoft) là hệ thống phần mềm đi thuê không phải do IT của BV tự viết nên có nhiều bất cập khi xảy ra sự cố hoặc phát sinh trong thực tế khi cần thay đổi, bổ sung.

+ Chưa có chức năng quản lý hóa chất – vật tư. + Chưa có chức năng quản lý dữ liệu QC;

+ Thỉnh thoảng hệ thống bị treo dẫn đến không chuyển kết quả từ thiết bị xét nghiệm đến hệ thống.

+ Vẫn phải in kết quả xét nghiệm để thanh toán BHYT. + Không có hệ thống giám sát và cảnh báo sự cố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2014), Thông tư số 53/2014/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ Y tế quy định điều kiện hoạt động y tế trên môi trường mạng, Hà Nội.

2. Bộ Y tế (2017), Quyết định số 3725/QĐ-BYT ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2017), Thông tư số 54/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN XÉT NGHIỆM LIS TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT (Trang 25)