II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ Ở
3. Đối với công ty chè Than Uyên
- Phải tổ chức lại sản xuất ,nâng cao chất lượng vùng nguyên liệu,đổi mới công nghệ sản xuất chế biến ,tiết kiệm vật tư nguyên nhiên vật liệu.Hạ giá thành sản phẩm xong vẫn giữ được chất lượng đặc trưng của chè Shan Tuyết .
- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua việc mở rộng thị trường ,ổn định và tạo điều kiện cho khách hàng thường có ,tìm các đối tác mới khách hàng mới để liên doanh liên kết.
- Nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên và công nghệ chế biến lắp đặt thêm công nghệ để tinh chế sản phẩm nhằm mục đích xuất khẩu chè từ dạng bán thành phẩm sang thành phẩm .
Trên đây là một số đề suất với nhà nước –tỉnh và công ty sau khi nghiên cứu tình hình sản xuất và xuất khẩu cảu công ty sau 3 năm nhằm tạo điều kiện cho công ty đạt hiệu quả cao trong công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu xứng đáng là một công ty đứng đầu của tỉnh Lai Châu./.
KẾT LUẬN
Chè là cây có thế mạnh trong các giống cây công nghiệp của Việt Nam, sản phẩm chè có giá trị kinh tế cao, không chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân cả nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng trên thị trường Quốc tế. Phát triển ngành chè góp phần vào xoá đói giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống về mọi mặt của đồng bào nhân dân ở các vùng cao, vùng sâu, miền núi dân tộc.
Là một Công ty sản xuất chè xanh trong mấy năm qua, Công tyđã luôn nghiên cứu và áp dụng tiến bộ Khoa học Kỹ thuật để tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng tốt mở rộng thị trường trong và ngoài nước để chè là mặt hàng chiến lước quan trọng của Công ty thể hiện trong mấy năm gần đây cho ta thấy lượng sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó chứng tỏ rằng Công ty có những tiến triển vượt bậc, kim ngạch xuất khẩu tăng so với năm trước thể hiện nhanh nhạy trong thị trường mặc dù mấy năm gần đây thị trường tiêu thụ chè trong và ngoài nước gặp rất nhiều khó khăn do diễn biến chính trị của cả thế giới, đặc biệt là thị trường Irac.
Tuy nhiên ngoài những kết quả đã đạt được ở trên, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty còn nhiều hạn chế và gặp những khó khăn cụ thể như: Chất lượng sản phẩm của Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước, mặt khác chủng loại sản phẩm chưa đa dạng mặt hàng xuất khẩu chỉ là dạng chè khô sơ chế, chưa tinh chế được nên làm ảnh hởng đến việc tiêu thụ snả phẩm của công ty, mặt khác công tác tiếp thị của công ty còn gặp nhiều hạn chế, tìm hiểu thị trờng của người tiêu dùng, quảng cáo tổ chức tiêu thụ và dịch vụ sau bán hàng kém vì vây sản phẩm chè của công ty vẫn chưa có chỗ đứng trên thị trường thực sự bền vững,và được gnười tiêu dùng biết đến, trong sản
xuất và tiêu thụ công ty còn bị thụ động. Chủ yếu sản xuất theo hợp đồng của khách hàng hoặc bán dưới dạng là nguyên liệu thô sơ chế nên giá không cao ,bị chèn ép ,trong khi thị trường chưa ổn định lâu dài, một số thị trường chưa ổn định lâu dài,khách hàng quen thuộc đang có nhiều thay đổi nên gặp không ít khó khăn vì vậy sau một thời gian ngắn học tập và nghiên cứu cùng với công việc thực tế của tôi. Tôi làm đề tài này nhằm tìm hiểu và đề ra một số phương án giải quyết nhằm mục đích hoàn thiện chất lượng sản phẩm cho công ty chè Than uyên .
Lai Châu, ngày 20 tháng 1 năm 2007
Sinh viên Vũ Hoàng Mạnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Nhà xuất bản Thống kê – Marketing
2- Đỗ Ngọc Dũng - Dâm cành chè – NXB Thống Kê 1999 (cuốn 1)
3- Công ty chè Than Uyên – Tình hình lao động năm 2006
4- Mark – Kinh tế chính trị – NXB Thống kê 1999
5- NXB Thống Kê – Tổng Công ty chè Việt Nam – Chế biến chè 6
6- Công ty chè Than Uyên – Dự án phát triển vùng nguyên liệu 1999 – 2010
7- NXB Thống Kê – Cục đo lường chất lượng Việt Nam (tập 4)