0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

TRẬN CHƯƠNG DƯƠN G THĂNG LONG (5-6-1285)

Một phần của tài liệu CAC TRAN DANH QUAN TRONG TRONG LICH SU VIET NAM.PDF (Trang 28 -30 )

Trong cuộc chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần 2 (1285, Trận Chương Dương – Thăng Long có 1 vị trí to lớn. Đây là 1 trận then chốt quyết định thắng lợi của quân dân nhà Trần với quân xâm lược Mông - Nguyên ngay trên mảnh đất kinh thành Thăng Long.

Diễn biến trận đấu cho thấy trình độ nghệthuật quân sựcủa quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 đã phát triển rất cao.

Nổi bật nhất là nghệ thuật nắm thời cơ, chọn đúng thời cơtổ chức trận phản công chiến lược, chiếm lại kinh thành Thăng Long.

Đó là lúc đạo quân chủlực của Thoát Hoan đang chiếm giữ kinh thành Thăng Long bị lâm vào tình thế khốn quẫn. Sau hơn 4 tháng ồ ạt tiến vào nước ta, quân Nguyên vẫn không thực hiện được ý đồ tiêu diệt quân chủlực Đại Việt. Chúng cậy quân đông, muốn đánh lớn vài trận để nhanh chóng kết thúc chiến tranh nhưng không tài nào buộc được quân chủlực nhà Trần nghênh chiến trực diện.

Quân Nguyên càng tiến sâu đểtìm kiếm chủlực ta, thì lại bị đánh ở sau lưng, ở 2 bên sườn và càng bị thương vong tổn thất nhiều. Kỵ binh, lực lượng thiên chiến của quân Nguyên, đã từng làm mưa, làm gió trên chiến trường các nước châu Âu, không thể phát huy sức mạnh trên chiến trường Đại Việt. Rốt cuộc là quân Nguyên rơi vào tình thế lúng túng, không biết đánh ta như thế nào. Thoát Hoan bị động, buộc phải phân tán quân, đóng ở các đồn nhỏdọc sông Hồng từ Thăng Long, đến Thiên Trường, Trường Yên để đối phó với quân ta. Ý đồhội quân với Toa Đô ở phía Nam không thực hiện được, nên đạo quân Thoát Hoan trở nên cô lập ở kinh thành Thăng Long

Mặt khác, đạo quân của Thoát Hoan cũng đang khốn đốn do thiếu ăn, bởi vì, quân dân nhà Trần trước khi rút lui khỏi kinh thành Thăng Long đã kịp thời chuyên chở hoặc cất dấu hết lương thực, chỉ còn lại 1 tòa thành trống rỗng. Thoát Hoan cầu xin lương thảo từ bên nước sang, nhưng mọi ngả đường đều bị quân Trần bịt kín. Chúng mò ra khỏi thành đi cướp lương ăn, thì chỗ nào cũng bị chặn đánh. Đồng thời do không hợp thủy thổ, thời tiết nóng nực, nên quân Nguyên vốn đã mỏi mệt, đói ăn càng dễ ốm đau, mắc bệnh. Chúng đâm ta chán nản, không thiết đánh mà chỉ muốn trởvềnước..

Thời cơ tiến công cụ thểcũng được chọn đúng lúc, vào lúc đại quân trần đã tiêu diệt được các cứ điểm của địch ở A Lỗ, Giang Khẩu, tây Kết – Hàm Tử… dọc theo sông hồng. Tuyến hành lang nối liền các đạo quân Nguyên từ Thăng Long đến Thiên Trường, Trường yên bị quân Đại Việt đập tan. Thừa thắng các đạo quân Trần nhanh chóng tiến về Chương Dương, Thăng Long. Đạo quân Thoát Hoan ởThăng Long bị vây tứ phía, trởthành 1 đám cô quân, tiến thoái đều khó ---

Toàn bộtình hình trên cho thấy, Bộ thống soái nhà Trần đã biết giành thời cơ có lợi nhất đểmở trận đánh Chương Dương – Thăng Long. Nhờvậy quân ta đã nhanh chóng giành thắng lợi đẩy đạo quân Thoát Hoan vào thế đường cùng, buộc chúng phải tháo chạy vềnước.

Sau khi các đòn đánh chia cắt, cô lập của ta giành thắng lợi, theo mưu kếcủa Trần Hưng Đạo, quân ta dùng 1 lực lượng lớn bất ngờtập kích Chương Dương như 1trận khêu ngòi tạo thế. Chương Dương là 1 cứ điểm tiền tiêu, 1 là chắn bảo vệ phía nam Thăng Long, vừa là mặt xích quan trọng của tuyến phòng thủ nam sông Hồng, vừa là căn cứ đường thủy của địch. Đểmất Chương Dương. Thăng Long bị uy hiếp và hoàn toàn cô lập. Thoát Hoan sẽmất hết hy vọng hội quân với Toa Đô. Do đó, Thoát Hoan vội vã điều quân tinh nhuệ ra chiếm lại. Quân ta nhân cơ hội đó vừa dùng phục binh tiêu diệt quân cứu viện trên đoạn đường từ Thăng Long đến Chương Dương vừa thừa cơ Thăng Long sơhở, bao vây vu hồi, đánh úp cơ quan đầu não của giặc. Quân ta tổ chức thế trận đó đã đánh cho thế trận của địch tan vỡ, tinh thần binh sỹ hoàn toàn suy sụp mất hết tinh thần. Có thể hình dung trận này như sau :

- Đánh mạnh ở Chương Dương để nhử Thoát Hoan ở Thăng Long ra cứu viện. - Khi thoát Hoan dẫn quân ra cứu Chương Dương thì quân ta đánh tập kích, mai phục.

- Khi Thăng Long bỏ ngỏ quân ta do Phạm Ngũ Lão chỉ huy đánh vu hồi, thu phục lại kinh thành Thăng Long

Qua trận chiến quyết định Chương Dương – Thăng Long chúng ta thấy nhà Trần đã vận dụng các hình thức chiến thuật tài tình kết hợp phục kích với công kích và tập kích nhằm 1 mục đích chính là tiêu diệt chủlực địch, thu lại Thăng Long, giải phóng đất nước.

Dưới sự chỉ đạo tài tình của tướng lĩnh nhà Trần, chiến trận Chương Dương – Thăng Long còn đểlại nhiều bài học kinh nghiệm lớn. Đó là tổng hợp sức mạnh của toàn dân tổ chức đánh địch khắp nơi, mọi lúc, buộc địch phải tác chiến liên miên, thường xuyên lâm vào thếbị động. Ngoài quân chủlực của triều đình, khắp các lộ, các hướng, các xã trong cảnước đều có quân địa phương, có hướng binh, dân binh.

Nắm đúng thời cơ để phản công quyết liệt, tiêu diệt 1 lực lượng lớn quân địch mà Chương Dương – Thăng Long đã đểlại cho nền nghệthuật quân sự Việt nam như 1 sự kiện điển hình

Một phần của tài liệu CAC TRAN DANH QUAN TRONG TRONG LICH SU VIET NAM.PDF (Trang 28 -30 )

×