1. Tình huống 1
CTCP BM được thành lập năm 2016, đặt trụ sở chính tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Công ty có 2 chi nhánh tại Tp. Đà Nẵng và Tp. Hà Nội.
Sau 03 năm hoạt động, CTCP BM phát sinh khoản nợ 08 tỷ đồng, trong đó: khoản nợ có bảo đảm là 02 tỷ đồng, bao gồm các chủ nợ là A, B và C; khoản nợ không có bảo đảm là 06 tỷ đồng, phần nợ của mỗi chủ nợ là 02 tỷ đồng bao gồm các chủ nợ là D, E và F. CTCP BM đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
- Ông N là cổ đông của Công ty (sở hữu 35% tổng số CPPT), dự định sẽ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP BM. Ông N có quyền này không?
- Giả sử CTCP BM mất khả năng thanh toán thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết phá sản?
- Nếu Hội nghị chủ nợ (HNCN) lần thứ nhất của CTCP BM được triệu tập. Tham gia HNCN có: ông X là Tổng giám đốc của Công ty, ông N và các chủ nợ là D, E. Quản tài viên, được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng tham gia HNCN. HNCN trong trường hợp này có hợp lệ không? Vì sao?
2. Tình huống 2
CTCP HH có tổng số nợ là 13 tỷ đồng. Trong đó, khoản nợ có bảo đảm là 03 tỷ đồng, bao gồm các chủ nợ là A, B và C; khoản nợ không có bảo đảm là 10 tỷ đồng, bao gồm các chủ nợ là D, E và F với số nợ lần lượt là 2 tỷ, 3 tỷ và 5 tỷ. CTCP HH đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không có bảo đảm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Trong quá trình giải quyết vụ việc, Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản CTCP HH theo đúng trình tự do Luật Phá sản quy định. Sau khi thanh toán chi phí phá sản, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với người lao động, giá trị tài sản của công ty còn lại là 01 tỷ đồng.
Hỏi: Các chủ nợ không có bảo đảm sẽ được thanh toán như thế nào? Biết rằng CTCP HH không có các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và không có các khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản.