Chương 10 : WEB SERVICE
10.1. SƠ LƯỢC VỀ WEB SERVICE
10.1.1.Các thành phần của Web service
Dưới góc nhìn thực thi, web service thường được chia thành hai phần riêng biệt:
Các “logic” thực hiện các công việc thực sự cần thiết để cung cấp các chức năng dịch vụ, hoặc bất cứ việc gì nó có thể làm. Ví dụ, một dịch vụ đơn giản để tính thuế GTGT gồm một đoạn code chứa giá trị đơn vị tiền tệ bảng Anh (ví dụ: £10) nhân với 17,5 % để tính thuế GTGT (£1,75), cuối cùng trả về giá trị mới bao gồm cả VAT (£11,75).
Một giao diện, được cài đặt bằng XML. Giao diện này mô tả cách để đưa một yêu cầu vào dịch vụ và mô tả phản hồi và kết quả mong muốn.
Ngoài ra, để có thể sử dụng bất kỳ web service nào, chúng ta cũng cần phải triển khai một Client được xây dựng theo yêu cầu (dựa trên giao diện XML) và hiển thị các kết quả trả về bởi các web service.
10.1.2.Các phương pháp cài đặt
Có hai phương pháp cơ bản được sử dụng để cài đặt web service:
Phương pháp thứ nhất có tên là “bottom-up”. Đây là nơi chứa code cài đặt các hoạt động được thi hành bởi các dịch vụ được viết trước đó. Sau đó, mô tả XML (WSDL) của dịch vụ được tạo ra và công bố trong UDDI. Service code được đặt bên trong một “Container” cung cấp giao diện cần thiết cho việc nhắn tin (chẳng hạn như SOAP hoặc tương tự).
Phương pháp thứ hai là tạo ra các mô tả XML của dịch vụ trước khi thực hiện nó. Các dịch vụ được mô tả đầy đủ những gì nó thực hiện, cách gọi nó và kết quả trả về nhưng không thực sự được cài đặt. Đặc điểm kỹ thuật này (WSDL) được dùng như
một hướng dẫn để viết code cài đặt dịch vụ. Cách tiếp cận này có tên là “top-down”.
Hình 10.1 - Hai phương pháp cài đặt web service