Chức năng đọc và ghi file

Một phần của tài liệu báo cáo phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động đề tài quản lý pin trên điện thoại android (Trang 30 - 38)

 Mô tả chức năng

- Chức năng này giúp người dùng có thể xem lại được lịch sử nạp pin, thời gian sử dụng mỗi lần nạp.

 Mô tả hoạt động chức năng

- Sau mỗi lần nạp pin hệ thống sẽ tự động ghi lại lịch sử nạp pin, thời gian sử dụng thiết bị của mỗi lần nạp bằng các logfile/cơ sở dữ liệu ghi thông tin lịch sử sử dụng pin.

28 download by : skknchat@gmail.com

CHƯƠNG III. PHẦN MỀM QUẢN LÝ PIN TRÊN ĐIỆN THOẠI ANDROID 3.1. Kiến thức sử dụng trong ứng dụng

Dùng SQLite để lưu trữ và hiển thị các thông số của pin.

Chức năng của SQLite cũng giống như SQL Server trong C# hoặc MySQL trong pHp, bao gồm nhiều bảng, có chức năng lưu trữ dữ liệu đồng thời hỗ trợ truy vấn khi cần thiết.

Trong Android hỗ trợ class SQLiteOpenHelper để tạo cơ sở dữ liệu tổng quát, còn đơn thuần chỉ việc dùng các câu lệnh SQL như các tham số truyền vào hàm

Hàm tạo tổng quát: context,name_db,cursorfactory,version: trong đó context chính là đối tượng sử dụng (thường gắn với activity),name_db và version do chúng ta tự đặt (lưu ý name_db kiểu String, còn version kiểu int), cursorfactory mặc định null. Mở/đóng cơ sở dữ liệu: hàm openDatabase() nếu mở, còn đòng thì sử dụng hàm close().

onCreate(SQLiteDatabase db): được gọi lần đầu tiên, có chức năng tạo mới cơ sở dữ liệu, đồng thời tạo luôn các bảng để lưu các bản ghi dữ liệu

Dùng Broadcast Receiver để thu nhận các thông số của pin. Vòng đời của BroadCast Receiver:

 BroadCast Receiver chỉ có 1 phương thức duy nhất là onReceive(). Sau khi phương thức này được gọi thì vòng đời của Broadcast Receiver kết thúc tại đây.

 Ngay sau khi kết thúc phương thức onReceive() hệ thống coi như là Broadcast Receiver đã kết thúc và có thể killprocess bất cứ lúc nào.

 BroadcastReceiver phân biệt các intent với nhau chủ yếu nhờ action

 của intent, do đó cần phải định nghĩa thật chính xác.

Custom Listview để hiển thị các ứng dụng chạy ngầm: Đặt Arraylist<String> lên trang chúng ta sử dụng một ArrayAdapter<String>. Lớp này là lớp chưa có sẵn,

chúng ta phải tạo ra nó, nó có nhiệm vụ đặt các phần tử trong mảng lên trên Listview.

Ngoài ra chúng em sử dụng các kiến thức cơ bản của Android như Intent, Notification, XML, …

3.2. Giao diện ứng dụng

3.2.1. Giao diện màn hình chính.

Trên giao diện màn hình chính sẽ hiển thị các thông số cơ bản về phần trăm còn lại của pin, tình trạng pin, nhiệt độ pin…..

30 download by : skknchat@gmail.com

Hình 4. 1: Giao diện Battery 3.2.2. Giao diện cài đặt

Ngoài ra, hệ thống còn có các chế độ giúp ta có thể điều chỉnh phù hợp theo tình trang của pin như tắt wifi khi pin yếu…cài đặt một số thông số để kéo dài thời gian hoạt động của thiết bị như hẹn giờ tắt wifi khi không sử dụng, giảm độ sáng màn hình khi pin yếu….

Hình 4. 2: Giao diện Battery modes

31 download by : skknchat@gmail.com

3.2.3. Giao diện định vị( Geofencing)

Hình 4. 3: Giao diện Geofencing

32 download by : skknchat@gmail.com

CHƯƠNG IV. TỔNG KẾT - KẾT LUẬN 4.1. Đánh giá – Kết luận

Qua những vấn đề đã trình bày trong tiểu luận, có thể thấy rằng việc tin học hóa trong quá trình phát triển ứng dụng đem lại những lợi ích vô cùng to lớn. Nó giúp cho công việc phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di động dễ dàng hơn, phù hợp với mục đích và xu hướng sử dụng của con người. Trong khuôn khổ của một tiểu luận, do thời gian nghiên cứu không nhiều và kiến thức còn hạn chế nên những kết quả đạt được chưa cao.

Ứng dụng giải quyết được các công việc sau:

- Tìm hiểu được bài toán quản lý pin trên điện thoại andoid

- Lập được bảng phân tích và thiết kế hệ thống quản lý pin trên điện thoại - Xây dựng được ứng dụng quản lý pin trên điện thoại. Ứng dụng bao gồm các chức năng sau :

Hiển thị % pin còn lại, tính toán thời lượng sử dụng pin còn lại. Hiển thị các thông số của pin (điện áp, nhiệt độ, dung lượng, …).

Hiển thị các ứng dụng đã sử dụng pin, thời gian sử dụng pin của các ứng dụng.

Có các chế độ tiết kiệm: điều chỉnh độ sáng màn hình, wifi, bluetooth, GPS, rung, chuông, tùy theo mức độ pin (người sử dụng có thể tùy chỉnh mức độ pin phù hợp).

Việc thực hiện đề tài đã giúp chúng em có thể trau dồi lại kiến thức đã được học, đồng thời tìm hiểu nghiên cứu những kiến thức mới để ứng dụng vào việc phát triển một ứng dụng android phù hợp với xu thế con người trong thời đại phát triển này.

Những mặt hạn chế của ứng dụng

Do thời gian thực hiện tiểu luận tương đối hạn chế và do trình độ hiểu biết về công cụ cũng như ngôn ngữ lập trình sử dụng của chúng em còn nông cạn nên chưa khai thác được hết nên chương trình mang lại hiệu quả chưa cao. Hệ thống này còn chưa hoàn

33 download by : skknchat@gmail.com

chỉnh vì thiếu chức năng, chưa xây dựng được hết các chức năng, yêu cầu đặt ra của bài toán. Và đây cũng sẽ là hướng phát triển sau này của đề tài chúng em.

4.2. Hướng phát triển của đề tài

Ứng dụng quản lý pin trên điện thoại android sẽ phát triển thêm các tính năng sau: Dọn dẹp các ứng dụng chạy ngầm gây tốn Pin

Tạo các logfile/ cơ sở dữ liệu ghi thông tin lịch sử sử dụng pin( thời điểm nạp pin, số giờ sử dụng của mỗi lần nạp…)

Vẽ biểu đồ thể hiện % trăm pin bị tiêu hao theo từng giờ.

34 download by : skknchat@gmail.com

CHƯƠNG V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Hoàng Sơn ( 2017). Giáo trình lập trình Android, NXB Xây dựng 2. ĐH FPT – FPT Software.Giáo trình tài liệu lập trình Android Full

3. Khoa học tự nhiên.Tài liệu lập trình Android

35 download by : skknchat@gmail.com

Một phần của tài liệu báo cáo phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động đề tài quản lý pin trên điện thoại android (Trang 30 - 38)