IV.QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình TÀI CHÍNH TIỀN TẾ - Chương 6 pptx (Trang 27 - 28)

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Quản lý nhà nước về tài chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng để Nhànước XHCN điều hành và quảnlý nềnkinh tế đất nước, hình thành vàđảm bảo các cân đối chủ yếu và tỷ lệphát triển của nền kinh tếquốc dân. Nhà nước sử dụng tài chính, tiền tệ để kích thích doanh nghiệp quan tâm đến việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch, nâng cao tối đa hiệu quả sản xuất xã hội và thực hiện việc kiểm soát của nhà nướcđối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Quản lý nhà nước về tài chính thực chất là sửdụng và phát huy vai trò của hệ thống tài chính thông qua Nhà nước. Điều đó được thể hiện thông qua cơ chế hoạt động và vận động của tài chính phục vụ cho quá trình tái sản xuất xã hội và nâng cao vai trò quản lý vĩmô của Nhà nước XHCN, kếthợp với quản lý vi mô củacơsở doanh nghiệp thích ứng với trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, nhằm phát triểnnềnkinh tếhàng hoá nhiều thành phầnđi lên CNXH.

Trong khi thực hiện việc quản lý nhà nước đối với tài chính doanh nghiệp, Nhà nước phải tôn trọng quyền chủ động sản xuấtvà tự chủ vềtài chính của doanh nghiệp. Đơn vị kinhtế là cơ sở, là tế bào của nền kinh tế, có quan hệ sử dụng phân phối đan xen chặt chẽ về mặt giá trị của các nguồn tài sản. Việc quản lý đó được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước tôn trọng vàđảmbảoquyềntự chủtài chính, tự trang trải, tự phát triển của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải đảm bảo nghĩa vụ đối với Nhànước.

Nhà nước quản lý tài chính doanh nghiệp trướcmắt theohướng sauđây:

Xác định những hình thức thích hợp để đảm bảo thực hiện có hiệu quả quyền sởhữutrong sởhữunhà nướcđối với nhữngtài sảngiao cho doanh nghiệp sửdụng. Mặt khác, giao quyền tự chủ đầy đủ, rõ ràng tạo điều kiện cho doanh nghiệp cạnh tranh theođúng pháp luật.

Quan hệ phân phối giữa xí nghiệp và ngân sách được phân định qua cơ chế phân phối thu nhập: doanh nghiệp có nghĩavụ nộp các thứthuế theo luật định, phần còn lại sau khi bù đắp chi phí, bảo toàn vốn, thanh toán với khách hàng, xí nghiệp được lập quỹ chuyên dùng của mình.

Bằngcác công cụchính sách biệnpháp kinh tế vĩmô của Nhànướcđể quản lý tài chính doanh nghiệp, tác động đến phát triển và mục đích của sản xuất, tăng nhanh vòng quay của vốn…

Định hướng và chỉ đạo sự phát triển, tạo môi trường kinh tế và khuôn khổ pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phát huy mặt tích cực, ngăn ngừa mặt tiêu cực, khắc phục mặt khuyết tật của cơ chế thị trường.

Các doanh nghiệp được quyền tiêu thụ, bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng, được quyền định giá, bảo đảm nguyên tắc xã hội chấp nhận, phù hợp với chính sách, lợi ích quốc kế dân sinh, làmđầy đủnghĩavụ đối với Nhà nước.

Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh kế toán, thống kê, tăng cường hệthống kiểm toán Nhà nước, thực hiện có hiệulực việc thanh tra kiểm trađối với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình TÀI CHÍNH TIỀN TẾ - Chương 6 pptx (Trang 27 - 28)