Đánh giá chung về vấn đề thành lập doanh nghiệp giữa Singapore và Việt Nam

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư giữa singapore và việt nam về vấn đề thành lập doanh nghiệp (Trang 26 - 33)

6. Đánh giá chung

6.2. Đánh giá chung về vấn đề thành lập doanh nghiệp giữa Singapore và Việt Nam

nhưng vẫn còn một số hạn chế. So với Singapore, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp hơn Singapore ở tất cả các phân khúc. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam đa số có quy mô nhỏ bé, chưa đồng bộ và chưa tạo được sự kết nối liên hoàn, khả năng đáp ứng nhu cầu giao thông và an toàn giao thông còn hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Hệ thống đường sắt chủ yếu khổ 1m được xây dựng kể từ thời Pháp thuộc, tới nay đã hơn 100 năm rất lạc hậu và có thị phần vận tải rất thấp (không quá 2%). Về hàng không, toàn quốc có 21 sân bay đang được khai thác, trong đó có 8 sân bay quốc tế, tuy nhiên phần lớn các sân bay có quy mô còn hạn chế, chưa sân bay nào đạt tiêu chuẩn đầu mối khu vực. Do đó, cần chú trọng cải thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư mạnh hơn nữa.

6.2. Đánh giá chung về vấn đề thành lập doanh nghiệp giữa Singapore và Việt Nam Việt Nam

Thuận lợi

Về phía Singapore

Thứ nhất, thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi, đặc biệt là với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Theo báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới, Singapore là nước nằm trong danh sách 10 quốc gia có mức thuế suất thấp nhất thế giới, mức thuế thu nhập doanh nghiệp của Singapore là 17%. Công ty tại Singapore được áp dụng chính sách thuế một cấp, do đó không có thuế lãi vốn tại Singapore. Nếu lợi nhuận đã chịu thuế cấp công ty, khi chia các cổ tức, các cổ đông sẽ được miễn thuế trên cổ tức được chia.

Thứ hai, chính phủ nỗ lực nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

Singapore đứng top đầu tại châu Á và thứ 3 trên thế giới về chống tham nhũng được đánh giá bởi chỉ số chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch Quốc tế, vì vậy Singapore được xem là trung tâm trọng tài số 1 châu Á và thứ 4 toàn cầu. Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) rất tích cực trong xử lý các vụ việc liên quan đến thương mại và cải thiện các điều khoản kinh doanh tạo điều kiện tốt cho việc điều hành kinh doanh tại Singapore.

Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (The Global Competitiveness Report 2018), Singapore đạt 83,48/100 điểm, có thể nói Singapore có sự phát triển hết sức nhanh

27

chóng. Những yếu tố ảnh hưởng tới số điểm trên bao gồm: cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường,... Vì vậy thành lập doanh nghiệp ở Singapore đồng nghĩa với việc cá nhân và doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh trong môi trường thuận lợi, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Thứ ba, tài khoản ngân hàng quốc tế tại Singapore- trung tâm tài chính hàng đầu Châu Á.

Được đánh giá là trung tâm tài chính hàng đầu châu Á, vì vậy có thể nói hệ thống ngân hàng tại Singapore chính là nơi lý tưởng và phù hợp để lưu giữ tài sản hợp pháp cho các chủ doanh nghiệp, đặc biệt trong trường hợp chủ doanh nghiệp cư trú tại quốc gia không có tình hình an ninh - chính trị ổn định.

Ngoài ra, lĩnh vực ngân hàng luôn được cải tiến và sẵn sàng đón nhận các công nghệ mới để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt khách hàng là người nước ngoài không cư trú tại Singapore nhưng sở hữu tài khoản ngân hàng doanh nghiệp hay cá nhân tại Singapore. Với công nghệ tiên tiến được ngân hàng Singapore áp dụng cho phép chủ tài khoản truy cập tài khoản ngân hàng online nhằm quản lý và giao dịch nhanh chóng thuận tiện với các đối tác và khách hàng trên thế giới.

Thứ tư, chính sách nhập cư linh hoạt.

Sau khi hoàn tất quy trình và thủ tục mở doanh nghiệp ở Singapore, trong trường hợp chủ doanh nghiệp người nước ngoài có nhu cầu nhập cư vào Singapore để sinh sống và quản lý doanh nghiệp thì điều này có thể thực hiện được. Với chính sách nhập cư mở, Singapore tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân nước ngoài có cơ hội quản lý doanh nghiệp trực tiếp tại Singapore.

Thứ năm, thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp nhanh gọn, tốn ít thời gian, ít chi phí.

Khi đăng kí thành lập doanh nghiệp ở Singapore, chỉ cần trải qua 2 thủ tục với thời gian trong vòng 1 đến 2 ngày và chi phí rất phải chăng.

Về phía Việt Nam:

Thứ nhất, môi trường kinh doanh được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch.

Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, lấy doanh nghiệp là động lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế.

28

Chính phủ đã có nhiều giải pháp cũng như nỗ lực nhằm tăng cường cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch, và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đặt mục tiêu đưa môi trường kinh doanh của Việt Nam vào nhóm 4 quốc gia hàng đầu khu vực ASEAN.

Thứ hai, cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư, cải thiện.

Trong những năm gần đây, đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân của Việt Nam đều ở mức trung bình 5,7% trên tổng sản phẩm quốc nội mỗi năm, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu kinh tế trong phạm vi cả nước tiếp tục được hoàn thiện, nâng cấp. Việt Nam đã và đang tích cực triển khai thu hút mọi nguồn lực để đầu tư tốt cơ sở hạ tầng, các tuyến đường giao thông huyết mạch, cảng hàng không, các tuyến đường ra cửa khẩu, biên giới, các khu kinh tế, khu công nghiệp.

Thứ ba, là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do.

Việt Nam đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia của Liên hợp quốc; có quan hệ kinh tế – thương mại và đầu tư với trên 224 nước và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới;

Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp FTA song phương và đa phương. Đến năm 2020, Việt Nam đã chính thức tham gia, ký kết thực hiện 14 FTA có hiệu lực và 01 FTA đã chính thức ký kết, sắp có hiệu lực; 02 FTA hiện đang trong quá trình đàm phán. Trong số 14 FTA đã có hiệu lực và đang triển khai, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam tham gia, tiếp theo đó là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu.

Bên cạnh đó Việt Nam có 16 đối tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn diện; tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; có 71 nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường…

Việc tăng cường hội nhập với thế giới sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư đến từ các quốc gia và khu vực này khi đầu tư thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam.

Thứ tư, Việt Nam cũng đẩy mạnh việc đăng ký doanh nghiệp trực tuyến miễn phí và nhanh gọn thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

29

Điều này đã góp phần làm giảm bớt các thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam, tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư tìm hiểu và thành lập doanh nghiệp 1 cách dễ dàng.

Thứ năm, chi phí đăng kí thành lập doanh nghiệp đang có xu hướng giảm dần.

Năm 2018, Bộ Tài chính đã quy định lệ phí đăng ký doanh nghiệp được giảm 50% so với quy định trước đây và miễn 100% nếu doanh nghiệp đăng ký trực tuyến. Do vậy, chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp trong giai đoạn này giảm từ 6,5% thu nhập bình quân đầu người xuống còn 5,6% thu nhập bình quân đầu người.

Hạn chế và nguyên nhân

Khi thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thì các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn và nó được biểu hiện ở một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, việc thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam thực sự rất khó khăn, và nhiều thủ tục. Hơn nữa, nhiều yêu cầu đối với Doanh nghiệp mới có thể không quen thuộc với các công ty nước ngoài, khiến yêu cầu trở nên khó khăn hơn nhiều. Kéo theo đó là thời gian thành lập cũng dài hơn đáng kể và cuối cùng là mức chi phí thành lập thì cũng gấp nhiều lần so với nước bạn.

Thứ hai, về vấn đề cấp phép xây dựng nước ta tỏ ra quá chênh lệch so với nước bạn, số thủ tục của chúng ta thì gần như ngang bằng tuy nhiên thời gian để thực hiện các thủ tục ấy lại quá dài, dài hơn gấp 10 lần so với Singapore và đòi hỏi phải tương tác với một số cơ quan nhà nước chẳng hạn việc kiểm tra phải được thực hiện bởi Sở Xây dựng và Thành phố, và phải có chứng chỉ của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra chất lượng địa chính chỉ ở mức trung bình thực sự đã làm nản lòng các doanh nghiệp muốn đầu tư vào Việt Nam. Nhưng chi phí hoàn thành thủ tục này ở Việt Nam thấp hơn Singapore một chút và cũng là một điểm sáng trong thu hút đầu tư.

Thứ ba, về vấn đề bảo vệ các nhà đầu tư thì với việc tham gia nhiều tổ chức cũng như các hiệp định đầu tư quốc tế, chính sách của Việt Nam nhìn chung đã tuân thủ những yêu cầu về bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên bảo vệ nhà đầu tư là một lĩnh vực mà Việt Nam còn yếu kém, nước ta vẫn có những hạn chế nhất định về quyền lực cổ đông nước ngoài trong doanh nghiệp phải trong phạm vi nhất định và chỉ số trách nhiệm giám đốc và chỉ số phù hợp với cổ đông yếu.

30

Thứ tư, về vấn đề nộp thuế nước ta dù đã có mục tiêu cắt giảm thuế cho doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư nhưng mức tỷ lệ đóng góp vẫn tương đối cao với 32 khoản thanh toán, số lần đóng thuế trên năm được đảm bảo những vẫn mắc một vấn đề cố hữu là thời gian hoàn thành nghĩa vụ thuế quá lâu gấp 6 lần so với Singapore. Tóm lại thuế là một trong những quy trình hoạt động kinh doanh nặng nề nhất ở Việt Nam.

Thứ năm. vấn đề thực thi hợp đồng thì cũng là một vấn đề nan giải khi mà thời gian thực thi mất 400 ngày và 34 thủ tục. Ngoài ra chất lượng của các quy trình cũng thấp đạt dưới mức trung bình. Chính vì thế điều này tạo sự e ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.

-> Nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trên là do sự rườm rà của các thủ tục và sự nặng nề của nó, khi mà doanh nghiệp đến Việt Nam đầu tư phải trải qua rất nhiều thủ tục mà rất ít được thực hiện nó dưới hình thức online từ khi thành lập đến khi đóng cửa, cộng theo đó là thời gian giải quyết cũng là quá lâu. Đây là những hạn chế chế của bộ máy quản lý nước ta, sự quan liêu cùng những điểm xấu như tham nhũng khiến Việt Nam có môi trường đầu tư khó khăn với người nước ngoài. Tuy nhiên bên cạnh đó thì Việt Nam cũng có nhiều cố gắng để cải thiện những điều này điển hình là trong đại dịch Covid hiện tại Nhà nước đã đẩy mạnh cổng dịch vụ công quốc gia với hơn 2,6 nghìn dịch vụ công được tích hợp, cung cấp trên tổng số 6,7 nghìn thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc tìm hiểu điều kiện thành lập doanh nghiệp.

7. Đề xuất một số các khuyến nghị

Thứ nhất, đồng bộ hóa bộ luật đầu tư

Nhà nước ta cần tích cực bổ sung, đối chiếu và hoàn thiện bộ luật đầu tư. Tạo sự đồng bộ về môi trường đầu tư trong cùng một không gian kinh tế nhất là thủ tục, điều kiện đầu tư và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế. Đơn giản hóa thủ tục phê duyệt các dự án FDI, làm giảm số ngày tối đa để cấp giấy phép đầu tư nước ngoài.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật về quản lý xây dựng đô thị.

Hoàn thiện hệ thống và pháp lý về quản lý xây dựng đô thị sẽ có thể giảm bớt rủi ro trong quá trình thi công hoặc không bị chậm tiến độ đảm bảo chất lượng cơ sở hạ tầng. Nâng cao kỹ thuật cơ sở hạ tầng từ khâu quy hoạch, xây dựng, sử dụng, quy định thời hạn tối thiểu cho việc khai thác, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng và bảo vệ các

31

công trình hạ tầng. Xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết và rõ ràng để giảm thiểu tối đa về thời gian cũng như là vốn đầu tư vào. Đồng thời nêu ra rõ kế hoạch phát triển hạ tầng của theo từng khu vực một cách thống nhất.

Xây dựng các chính sách chia sẻ, giảm thiểu rủi ro đối với các dự án đầu tư

Thiết lập một cơ chế chia sẻ rủi ro cho các rủi ro lợi ích hợp lý sẽ giúp các nhà đầu tư có thể tự tin hơn khi tham gia các dự án hạ tầng. Kêu gọi nguồn lực tài chính từ trong và ngoài nước, tận dụng được tri thức, năng lực quản lý từ các thành phần kinh tế từ tư nhân, nhà nước, vốn đầu tư nước ngoài để bù đắp thiếu hụt về ngân sách và phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước cũng cần có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc bảo đảm tính khả thi của dự án thông qua các công cụ hỗ trợ, bảo đảm, bảo lãnh, mà không thể đẩy toàn bộ trách nhiệm, rủi ro của việc thực hiện dự án mục đích công này cho tư nhân như đối với dự án đầu tư kinh doanh, thương mại thông thường. Đồng thời áp dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro cho các bên, như bảo lãnh, bảo hiểm,…

Thứ hai, cần cắt giảm về các thủ tục hành chính và cấp giấy phép xây dựng. Việt Nam nên chỉ giữa còn lại 3-4 thủ tục để tạo điều kiện cho nhà đầu tư không quá mất thời gian và tiền bạc trong quá trình này. Hơn nữa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần liên kết với các Bộ liên quan để dần áp dụng việc cấp giấy phép, thủ tục hành chính qua các website online. Việc đó giúp cho nhà đầu tư cắt giảm chi phí và thời gian sang Việt Nam đăng ký các thủ tục, đồng thời cắt giảm thời gian và chi phí in ấn, thực hiện các thủ tục và xin giấy phép.

Thứ ba, Việt Nam nên đưa ra các giải pháp, khung chính sách sát hơn nữa về quyền bảo hộ nhà đầu tư. Hệ thống chính sách phải công bằng, minh bạch, có nhiều ưu đãi đối với các nhà đầu tư và vấn đề tham nhũng được kiểm soát chặt chẽ. Kiên quyết xử lý những cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm quy định, lợi ích nhóm, trục lợi bất hợp pháp và bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định bất cập hiện hành, đặc biệt là liên quan đến quy định việc minh bạch thông tin doanh nghiệp, quyền và trách nhiệm của các chủ thể quản lý, tham gia thị trường như cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Tăng cường các giải pháp chế tài để xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường để bảo vệ nhà đầu tư, từ đó khôi phục niềm tin, đặc biệt là xử lý nghiêm tình trạng thao túng, làm giá, đảm bảo sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững. Và cuối cùng, chú trọng gia tăng tính kỷ luật, xử lý nghiêm với những trường hợp

Một phần của tài liệu môi trường đầu tư giữa singapore và việt nam về vấn đề thành lập doanh nghiệp (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)