Nhóm chính sách hạn chế tác động tiêu cực của FDI về mặt xã hội

Một phần của tài liệu chính sách nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 28)

5. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHẰM HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU

5.2. Nhóm chính sách hạn chế tác động tiêu cực của FDI về mặt xã hội

5.2.1. Chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp FDI

- Chính sách tiền lương cơ bản: mức lương trả cho người lao động không được thấp hơn lương tối thiểu vùng (căn cứ khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019). Đối với Công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì người sử dụng lao động phải trả mức lương cho người lao động cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng Áp dụng DN thuộc

4.420.000 đ/tháng Vùng I

3.920.000 đ/tháng Vùng II

3.430.000 đ/tháng Vùng III

3.070.000 đ/tháng Vùng IV

 Chính sách về Bảo hiểm xã hội cho người lao động:

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

 Người lao động quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

 Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

29 Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

 Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Chú thích:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 99,6%. Kết quả 1 khảo sát cho thấy, số lao động được đóng đúng và đủ chiếm 96,04%; có 3,42% người hỏi

30 không biết mức đóng bảo hiểm xã hội của mình; 3 ý kiến (10,04%) không muốn tham gia BHXH. Tuy nhiên, mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội còn có sự chênh lệch khá lớn so với mức tiền lương thực tế của người lao động.

- Việc thực thi hợp đồng lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động được thực hiện tốt; trong đó Hợp đồng không xác định thời hạn chiếm 34%; thời hạn từ 3- 36 tháng chiếm 64%. Trong 2430 phiếu hỏi thì Hợp đồng không xác định thời hạn là 52,5%; từ 3- 6 tháng 46,3%; còn lại là dưới 3 tháng. Kết quả này phản ánh tỷ lệ người lao động chưa ổn định việc làm lâu dài còn tương đối cao gần 50%. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp thực hiện các cam kết trong hợp đồng chưa nghiêm túc, vi phạm quyền lợi người lao động, dẫn đến tranh chấp lao động hoặc ngừng việc tập thể (9 vụ trong năm 2018 và 2019). Các vi phạm chủ yếu tập trung vào các vấn đề: cách trả lương, thưởng, chuyên cần; thời gian làm thêm quá nhiều, điều kiện làm việc không đảm bảo, cách hành xử, quản lý người lao động…

- Các chính sách về khám sức khỏe cho người lao động:

Theo Điều 21. Luật an toàn vệ sinh lao động thì người lao động có quyền được chăm sóc sức khỏe. Cụ thể quyền được khám sức khỏe định kỳ của người lao động như sau:

1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

31 3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.

4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.

5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.

6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

- 92% lao động được thăm khám sức khỏe theo quy định, còn 8% người lao động chưa được khám sức khỏe; hình thức chủ yếu khám tập trung thông qua mời đơn vị chuyên môn tổ chức khám tại doanh nghiệp; tuy nhiên chất lượng khám theo dịch vụ chưa kỹ, chủ yếu là thực hiện cho đúng quy định pháp luật. Chính sách về nâng lương định kỳ, đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, bậc thợ chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm (chỉ chiếm 5 - 7%). Các chế độ nghỉ lễ, tết và phép năm của người lao động cơ bản được đảm bảo theo Bộ luật lao động. Hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản hỗ trợ ngoài lương cho người lao động tùy theo từng đối tượng. Tỷ lệ CNLĐ được hỗ trợ chuyên cần, xăng xe và ăn ca chiếm từ 97 - 99%.

32

5.2.2 Chính sách nhằm hạn chế khoảng cách giàu nghèo

 Theo luật đầu tư 2020, Điều 16, khoản 2 quy định địa bàn được ưu đãi đầu tư trong đó có: “Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Các doanh nghiệp khi đầu tư vào những vùng này sẽ được hưởng các hình thức hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư cụ thể:

 Điều 15, Khoản 1 các hình thức ưu đãi đầu tư bao gồm :

a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế, giảm thuế và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

b) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

c) Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất;

d) Khấu hao nhanh, tăng mức chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế.

33

 Điều 18, Khoản 1 các hình thức hỗ trợ đầu tư bao gồm:

a) Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư;

b) Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; c) Hỗ trợ tín dụng;

d) Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;

đ) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; e) Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin; g) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các bộ, cơ quan hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong quá trình triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đồng thời sẽ tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 5.3. Nhóm chính sách hạn chế tác động tiêu cực của FDI về mặt môi trường

5.3.1 Thực hiện FDI “xanh”

Nhằm hạn chế tác động ô nhiễm môi trường từ các dự án FDI, các quy định pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật Đầu tư năm 2014; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;… Các văn bản pháp quy này có những quy định khác nhau tùy theo giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp.

Theo các văn bản pháp quy này, trong giai đoạn đăng ký doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định những ngành nghề mà pháp luật cấm liên quan đến môi trường. Luật quy định các ngành nghề pháp luật cấm kinh doanh hoặc kinh

34 doanh có điều kiện, trong đó có liên quan đến môi trường; một số ưu đãi cho đầu tư mà có thể tác động tích cực đến môi trường.

Theo đó, các nhà đầu tư phải điều chỉnh dự án để phù hợp với quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Thực hiện tất cả các giải pháp để bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án và giai đoạn xây dựng dựa trên các nội dung của quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường (thiết kế và cài đặt cơ sở môi trường bao gồm cả xử lý nước thải, chất thải nguy hại và chất thải không nguy hại, bụi và khí thải…).

Đối với giai đoạn doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 cũng quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm như: Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt; vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường; thải chất thải chưa được xử lý; đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật; nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức…

 Vẫn còn không ít doanh nghiệp vi phạm môi trường

Về cơ bản, thời gian qua các doanh nghiệp FDI đã thể hiện việc tuân thủ các quy định về môi trường khá tốt. Ví dụ tại Bắc Ninh, năm 2015 có khoảng 85 - 90% các công ty đầu tư nước ngoài tại tỉnh có báo cáo thường xuyên và đúng hạn về theo dõi chất lượng môi trường và chỉ có 5 - 7% số doanh nghiệp FDI được khảo sát có những vi phạm về môi trường mà chủ yếu là chưa tuân thủ các thủ tục hành chính về báo cáo những thay đổi trong hệ thống quản lý môi trường của họ.

Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp FDI vận hành nhà máy xử lý nước thải chưa tuân thủ theo quy định, gây tác động không nhỏ đến môi trường. Mặt khác, các cơ quan quản lý và giám sát về môi trường còn thiếu cả về thiết bị và nhân lực nên

35 công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra còn khá hạn chế, chế tài xử phạt chưa có tính răn đe cao.

Chẳng hạn, vụ việc Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng làm cá chết hàng loạt xảy ra vào tháng 4/2016 tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế là một ví dụ điển hình. Tại thời điểm thẩm định dự án Formosa năm 2008, các dự án FDI được thực hiện thẩm định theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Đầu tư năm 2005. Theo đó, dự án FDI này được phân cấp cho UBND tỉnh phê duyệt, các bộ, ngành chỉ đóng vai trò thẩm định. Việc xả ra môi trường một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý, tuy thể hiện tính thiếu trách nhiệm của nhà đầu tư Formosa, nhưng cũng cho thấy lỗ hổng trong quản lý nhà nước ở khâu kiểm tra, giám sát chất lượng nước thải ra môi trường.

Hoặc như nhiều phương tiện thông tin đại chúng phản ánh: Ngày 10/5/2016, đoàn công tác liên ngành tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phải niêm phong xưởng nhuộm của Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam. Dù không được cấp phép nhưng công ty tự ý làm phân xưởng nhuộm công suất 1.100 tấn/năm; tự ý khoan 26 giếng khoan; khai thác trái phép mỗi ngày hơn 2.700 m3 nước ngầm và xả thải trái phép. Đáng chú ý, đây là lần niêm phong thứ 7 đối với công ty này từ khi được cấp phép hoạt động.

5.3.2 Chính sách về công nghệ

 Chính sách ưu đãi nhằm thu hút các dự án FDI mang theo những công nghệ xanh, sạch, thân thiện với môi trường.

Theo Luật bảo vệ môi trường (2014) Điều 5, Khoản 8 quy định: “Phát triển khoa học, công nghệ môi trường; ưu tiên nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; áp dụng tiêu chuẩn môi trường đáp ứng yêu cầu tốt hơn về bảo vệ môi trường”.

36 Đồng thời Điều 6, Khoản 6 của luật bảo vệ môi trường khuyến khích: “Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường”.

Việt Nam cần hoàn thiện và áp dụng triệt để hơn nữa các quy định kỹ thuật, điều kiện tiên quyết về khoa học công nghệ hay tiêu chuẩn môi trường đối với các dự án FDI bên cạnh các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các dự án FDI mang theo những công nghệ xanh, sách, thân thiện với môi trường.

Thứ nhất, ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất thiết bị y tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, du lịch chất lượng cao, dịch vụ tài chính, logistics và các dịch vụ hiện đại khác; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0. Thu hút FDI phải bảo đảm hài hòa giữa tăng trưởng xuất khẩu với đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng và sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa, phát triển công nghiệp hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực trong nước.

Thứ hai,chủ động theo dõi, đánh giá xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI vào

Một phần của tài liệu chính sách nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)