Viết công trình nghiên cứu là trình bày tất cả các kết quả nghiên cứu bằng một văn bản, báo cáo khoa học, luận văn hay luận án. Công trình nghiên cứu thông thƣờng phải viết và sửa chữa nhiều lần theo bản
thảo đề cƣơng chi tiết, trên cơ sở góp ý của các chuyên gia và ngƣời hƣớng dẫn.
Công trình nghiên cứu thƣờng bao gồm ba phần theo trình tự sau:
3.1. Phần mở đầu hay những vấn đề chung hoặc dẫn nhập
Phần này trình bày nhƣ trong đề cƣơng nghiên cứu, bao gồm: -Lý do chọn đề tài hay tính cấp thiết của đề tài.
-Giới hạn đề tài.
-Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. -Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu. -Giả thuyết khoa học.
-Những đóng góp mới cũng nhƣ ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
-Các phƣơng pháp nghiên cứu tƣơng ứng với các mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu.
3.2. Phần nội dung hay giải quyết vấn đề
Phần này trình bày toàn bộ các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của đề tài. Thông thƣờng, một luận văn khoa học đƣợc trình bày gồm các chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về …
- Lịch sử nghiên cứu những vấn đề liên quan tới đề tài (tổng quan về vấn đề nghiên cứu)
- Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn hay thực trạng về...
Chương 3: Kết quả nghiên cứu (Tùy từng đề tài mà có tên cụ thể)
3.3. Phần kết luận
Phần kết luận trình bày các nội dung sau:
-Tóm tắt toàn bộ những tƣ tƣởng kết quả quan trọng nhất mà công trình nghiên cứu đã nghiên cứu, phát hiện đƣợc, bao gồm cả lý thuyết và thực tiễn.
-Trình bày ý kiến, tự nhận xét phê bình và kết luận của ngƣời nghiên cứu.
-Khuyến nghị cho việc nghiên cứu tiếp theo.
3.4. Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Danh mục các tài liệu tham khảo theo Hƣớng dẫn xếp tải liệu tham khảo trong Các văn bản pháp luật về đào tạo sau đại học:
“1. Tài liệu tham khảo đƣợc xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật,...). Các tài liệu bằng tiếng nƣớc ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật,... (Đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít ngƣời biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu).
2. Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nƣớc:
- Tác giả là ngƣời nƣớc ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là ngƣời Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhƣng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thƣờng của tên ngƣời Việt Nam, không đảo tên lên trƣớc họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp thứ tự ABC theo từ đầu tiên của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v...
3. Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
(năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
tên sách, luận văn, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
nơi xuất bản. (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
...
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách... ghi đầy đủ các thông tin sau:
tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
“tên bài báo”, (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
tên tạp chí hay tên sách, (in nghiêng, dấu phảy cuối tên)
tập (không có dấu ngăn cách)
(số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phảy sau ngoặc đơn)
Các số trang. (gạch ngang giữa hai số, dấu chấm kết thúc)
…
Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1cm để phần tài liệu tham khảo đƣợc rõ ràng và dễ theo dõi.”32
Ví dụ 1: Ghi tài liệu tham khảo đối với sách
5. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Boulding K.E. (1995), Economics Analysis, Hamish Hamilton, London.
Ví dụ 2: Ghi tài liệu tham khảo đối với bài báo,...
2. Quách Ngọc Ân (1992), “Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”,
Di truyền học ứng dụng, 98(1), tr.10-16.
10. Burton G.W. (1988), “Cytoplasmic male-sterility in pearl millet (pennisetum glaucum L.)”, Agronomic Journal 50, pp.230 - 231.
Cuối cùng của một luận văn là phần phụ lục để làm rõ thêm các kết quả nghiên cứu, mà trong phần chính không trình bày.