Để thực hiện được mục tiêu của chương trình việc làm đòi hỏi phải có sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người dân.
6.1- Thành lập BCĐ chương trình việc làm.
Chủ tịch UBND xã, phường là người chịu trách nhiệm xây dựng chương trình việc làm của các xã, phường trình hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về tổ chức thực hiện.
Chương trình việc làm của cấp xã, phường cần tập chung vào giải quyết các vấn đề sau:
+ Điều tra, khảo sát đánh giá số lượng và chất lượng lao động, xác định đối tượng không có việc làm, thiếu việc làm,đối tượng thtuộc diện đói, nghèo. Xác định nguyên nhân cụ thể dẫn tới không có việc làm, thiếu việc làm, nghèo đói, và lập danh sách những người cần giải quyết việc làm theo thứa tự ưu tiên.
+ Nghiên cưu để ra những giải pháp để pháp huy thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm.
+ Những vấn đề các xã không tự giải quyết được thì xây dựng thành các dự án để nghị cẩp trên hỗ trợ và cho phương án, cơ chế giải quyết.
- Ở cấp huyện, thị xã:
Chủ tịch UBND Huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình giải quyết việc làm lập quỹ việc làm ở cấp mình để trình hội đeồng nhân dân cùng cấp quyết định và tổ chức th ực hiện. Những vấn để trọng tâm trong việc xây dựng chương trình việc làm cấp huyện, thị xã là:
+ Những chủ chương, giải pháp của cxấp huỵên, thị xã để khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế xã hội
+ Tập chung chỉ đạo thực hiện những chủ chương, chính sách, các chương trình phát triển kinh tế xã hội, chương trình quôcvs gia trên địa bàn.
+ Xem xét hỗ trợ các xã, phương trong địa bàn đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình việc làm của cấp xã, phường.
+ Những vấn để cấp huyện, thị xã không tự giải quyết được thì xây dựng đề án đề nghị tỉnh, tw hổ trợ và xin cơ chế giải quyết.
Ban chỉ đạo chương trình giải quyết việc làm của tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng chương trình việc làm của tỉnh hàng năm và từng thời kỳ báo cáo UBND Tinh. Đổng thời giúp UBND Tỉnh chỉ đạo thực hiệ chương trình việc làm của cấp tỉnh trên địa bàn. Xây dựng quy chế, quy trình để thực hiện chương trình. Kiểm tra đánh giá hiệu quả chương trình trong từng thời kỳ.
2. Thực hiện chương trình việc làm đảm bảo sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự
điều hành của UBND và kiểm tra giám sát của HĐND, phát động quần chúng nhân dân thực hiện chương trình thông qua các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng.
KẾT LUẬN
Với một tỉnh đất chật người đông và nền kinh tế còn kém phát triển như ở Thái Bình thì vấn đề giải quyết việc làm còn rất nhiều khó khăn. Giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều mà phải có sự đầu tư lâu dài, sự phối hợp từ trên xuống dưới để tháo gỡ dần dần nhữhg khó khăn về kinh tê xã hội của tỉnh.giãi quết tốt việc làm cho người lao động xẽ làm giảm lượng thất nghiệp của tỉnh, từ đó nền kinh tế xã hội của tỉnh xẽ dần dần được nâng cao dẫn đến ngày càng phát triển.
Việ nghiên cứu này đã giúp cho vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh thêm thuận lợi hơn.
Trước những thành công của chuyên đề thì chuyên đề còn ít nhiều hạn chế do khả năng và trình độ còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn. Do vậy kính mong có sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các độc giả quan tâm nhằm hoàn thiện hơn phương pháp nghiên cứu và chất lượng nội dung bài viết.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của thầy Nguyễn Vĩnh Giang và tập tthể các bác, các chú công tác tại sở Lao động -TBXH tỉnh Thái Bình đã góp ý kiến và cung cấp các thông tin cần thiết để bài viết được hoàn thành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam năm 1996, 1997, 1998, 1999, 2000
2. Giáo trình kinh tế lao động - ĐHKTQD
3. Sách kinh tế xã hội của tỉnh Thái bình năm 1994, 1999
4. Các báo cáo tổng kết của Sở lao động thương binh và xã hội của tỉnh Thái Bình, từ năm 1994 - 2000