6. Kết cấu của đề tài
1.1.3. Khái niệm, vai trò Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mớ
nghiệp đổi mới sáng tạo
1.1.3.1. Khái niệm pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là tổng thể các quy chế, chế định, quy định về các chính sách cùng các phương thức, cách thức tiếp cận hỗ trợ và thực hiện hỗ trợ từ góc độ nhà nước để hỗ trợ các DNKNĐMST, từ đó tạo tiền đề thúc đẩy các DNKNĐMST phát triển.
Các biện pháp mà các Chính phủ các nước thường được dựa trên những hạn chế, khó khăn, vướng mắc mà các DNKNĐMST đang gặp phải, từ đó tập trung thực hiện tháo gỡ những hạn chế, vướng mắc, giúp giải quyết các khó khăn của các DNKNĐMST. Cùng với đó, tạo điều kiện cho các DNKNĐMST phát triển trên điều kiện kinh tế, nguồn lực xã hội, thế mạnh của các quốc gia.
1.1.3.2. Vai trò của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và các DNKNĐMST nói riêng:
Thứ nhất, điều này sẽ tạo ra một khung pháp lý chung cho các DNKNĐMST tại Việt Nam. Bảo vệ được các doanh nghiệp về quyền và lợi ích của mình không bị xâm hại. Về các thủ tục hành chính được quy định rõ ràng giúp cho các doanh nghiệp khi thực hiện sẽ được tiến hành nhanh chóng hơn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thành lập doanh nghiệp và chuyển giao công nghệ, ý trưởng, mô hình kinh doanh.
Thứ hai, thúc đẩy các DNKNĐMST đẩy mạnh đầu tư trong quá trình sản xuất, đẩy mạnh sản xuất và mở rộng thị trường sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ về vốn sẽ giúp cho các DNKNĐMST đầu tư và hoàn thiện các ý tưởng sáng tạo, mô hình sản xuất, ngoài ra đào tạo về đội ngũ nhân lực, thị trường kinh doanh. Việc hợp tác giữa các nhà đầu tư với các DNKNĐMST được đẩy mạnh, giúp cho các DNKNĐMST tìm kiếm được nhiều nhà và các quỹ đầu tư hơn, điều này sẽ hỗ trợ được các doanh nghiệp trong việc hợp tác và phát triển.
Thứ ba, nâng cao tính trách nhiệm giữa các bên tham gia trong hoạt động KNĐMST về tinh thần hợp tác, hữu nghị, cùng với đó là sự ý thức được các nghĩa vụ mà mình sẽ phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo được sự công bằng cho các bên, tránh được các rủi ro trong quá trình hợp tác, tham gia.
1.2. Thực trạng pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo