3.2.1. Ưu điểm
Qua phân tích thực trạng đánh giá thực hiện công việc tại công ty TNHH Tâm Phát Bình có thể thấy được những ưu điểm như sau:
- Các tiêu chuẩn thực hiện công việc có sự liên quan giữa công việc và mục tiêu của tổ chức. Hệ thống đánh giá có thể được áp dụng vào thực tiễn mà không gây cản trở cho người đánh giá cũng như người được đánh giá.
- Về tiêu chuẩn thực hiện công việc: Công ty đã quan tâm và chú trọng đến việc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc. Hệ thống tiêu chí đánh giá được xây dựng một cách bài bản, đa dạng, chính xác. Các tiêu chí được xây dựng căn cứ trên bản mô tả công việc và mục tiêu của Công ty nên bám sát mục tiêu của người lao động. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn định lượng được xây dựng cụ thể, rõ ràng, giúp nhân viên hiểu rõ về tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn định tính được xây dựng theo phương pháp thảo luận dân chủ nhằm tăng tính tự giác thực hiện mục tiêu của nhân viên.
- Phương pháp đánh giá mà Công ty đang sử dụng phù hợp với tình hình thực tiễn của Công ty.
- Chu kỳ đánh giá theo hàng tháng và hàng năm giúp Công ty đánh giá đúng được nhân viên và kịp thời điều chỉnh quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhân viên. Việc kết hợp với các chu kỳ đánh giá không chính thức khác giúp kiểm soát tốt việc thực hiện công việc của người lao động.
- Việc lựa chọn và đào tạo người đánh giá cũng đảm bảo tính tập trung và dân chủ khiến người lao động hài lòng đồng thời giúp cho kết quả đánh giá chính xác tương đối.
- Công tác phản hồi thông tin, phỏng vấn đánh giá được quan tâm và thực hiện thường xuyên, hầu hết nhân viên và các cấp quản lý đều nhận thức được tầm quan trọng của việc phản hồi thông tin khi đánh giá. Những thông tin này là những thông tin quý báu nhằm nâng cao tính chính xác của kết quả thực hiện
công việc và hệ thống đánh giá. Công tác phỏng vấn đánh giá được chú ý và trở thành một phần không thể thiếu trong quy trình đánh giá.
- Kết quả thực hiện công việc được sử dụng hữu ích trong công tác trả thù lao lao động. Công thức tính thưởng và % tỷ lệ tăng lương được xây dựng căn cứ chặt chẽ vào kết quả đánh giá của nhân viên. Điều này sẽ khích thích và tăng động lực lao động của họ, giúp họ có mục tiêu phấn đấu trong quá trình làm việc.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.1.1.Những mặt hạn chế
Những hạn chế chủ yếu trong hệ thống đánh giá cụ thể như sau:
- Thứ nhất, việc xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn thực hiện công việc chủ yếu dựa trên mục tiêu của Công ty mà chưa căn cứ dựa trên bản mô tả công việc khiến các tiêu chí và tiêu chuẩn không gắn với thực tế thực hiện công việc của người lao động dẫn đến kết quả đánh giá chưa hoàn toàn chính xác.
Kết quả đánh giá thực hiện công việc không có giá trị ứng dụng cao đối với một số công tác nhân sự như đào tạo, nâng cao năng suất lao động cũng như tạo động lực cho họ. Ngoài ra, việc áp dụng phương pháp thảo luận dân chủ vào việc xây dựng các tiêu chí đánh giá còn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, chủ yếu vẫn là các cấp quản lý xây dựng tiêu chí khiến nhân viên có cảm giác ép buộc, không chủ động khi thực hiện.
- Thứ hai, việc sử dụng kết quả thực hiện công việc chưa linh hoạt. Công ty mới chỉ chú trọng việc sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc vào ba công tác quản trị nhân lực là trả thù lao lao động, bố trí - sử dụng lao động và đề bạt, thăng tiến, chưa ứng dụng triệt để vào các công tác khác để nâng cao động lực lao động như: khen thưởng - kỷ luật, công tác đào tạo, phát triển nhân viên, nâng cao năng suất lao động. Thậm chí, nhân viên Công ty còn đánh giá kém tính hiệu quả của việc sử dụng kết quả đánh giá.
- Thứ ba, công tác đào tạo người đánh giá mới đơn thuần dừng lại ở việc cung cấp thông tin, chưa giúp họ nâng cao năng lực đánh giá và kỹ năng tránh
mắc lỗi khi đánh giá. Trên thực tế, lỗi do người đánh giá mắc phải trong quá trình đánh giá rất khó để có thể đo lường được và cũng không thể khắc phục hoàn toàn. Nếu như các cấp quản lý không được cũng cấp thông tin về những lỗi có thể mắc phải và đào tạo những cách thức tránh những lỗi này thì chủ quan người đánh giá luôn suy nghĩ mình làm đúng và gây ảnh hướng tới tính chính xác của kết quả thực hiện công việc.
2.3.1.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do:
- Chưa hoàn thiện phân tích công việc. Phân tích công việc có ảnh
hưởng lớn đến việc xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn thực hiện công việc thông qua các bản mô tả công việc. Các bản mô tả là căn cứ cơ bản để các nhà quản lý xây dựng nên các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá. Đây là nguyên nhân cần ưu tiên khắc phục đầu tiên để có thể hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc.
- Các nhà quản trị Công ty chưa được trang bị đầy đủ kiến thức trong việc xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc, không căn cứ vào bản mô tả công việc khi xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn hay chu kỳ đánh giá mặc dù bản mô tả công việc thể hiện rất chi tiết tính chất và đặc thù công việc. Điều này dẫn đến các tiêu chí đánh giá chưa đầy đủ, tiêu chuẩn đánh giá chưa rõ ràng.
Ngoài ra, các cán bộ quản lý cũng chính là người đánh giá thực hiện công việc nhưng chưa có nhiều kỹ năng để hạn chế các lỗi chủ quan khi đánh giá, gây ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Các yếu tố về tiêu chuẩn đánh giá cũng như người đánh giá là các yếu tố quan trọng trong hệ thống đánh giá. Do đó, có thể nói năng lực của các cấp cán bộ quản lý về hệ thống đánh giá còn yếu là nguyên nhân chính khiến hệ thống đánh giá thực hiện công việc còn nhiều hạn chế.
- Các Phòng ban chức năng của Công ty mặc dù đã có sự phối hợp linh hoạt nhưng đôi lúc vẫn mắc các lỗi chồng chéo.
- Chưa có các lớp chính quy đào tạo cán bộ đánh giá để cán bộ đánh giá có kĩ năng chuyên sâu, hoạt động chuyên nghiệp