Truyền hình di động đã và đang trở thành điểm nóng trong sự phát triển của ngành truyền thông của cả thế giới. Chỉ cần trong chiếc máy di động nhỏ bé có lắp đặt thiết bị tiếp nhận tín hiệu truyền hình là có thể xem các chương trình truyền hình bằng di động.
Tại Trung Quốc loại hình truyền hình di động cũng vô cùng được yêu thích. Theo thống kê của tập đoàn iResearch trong thị trường di động lên tới hơn 5 tỷ thuê bao (theo thống kê tháng 2/2008) của Trung Quốc có tới ít nhất 80 triệu khách hàng sử dụng máy di động có tính năng vượt trội và những khách hàng này cũng rất quan tâm đến truyền hình di động. Ước tính đến năm 2010 quy mô thuê bao truyền hình di động có thể đạt tới con số 22,19 triệu.
Nếu so sánh với những chương trình do các công ty truyền thông Âu Mỹ cung cấp cho truyền hình di động của họ thì truyền hình di động của Trung Quốc có ít nội dung hơn, không có sức thu hút khách hàng cũng như phát triển thị trường. Đặc biệt những chương trình truyền hình di động, trò chơi trên di động, tải chương trình trên mạng về cũng không có sự sáng tạo. Rất nhiều chương trình truyền hình di động đều chỉ là những chương trình truyền hình đơn điệu được truyền đến di động, kết nối mạng trực tuyến cho di động cũng tương đối lạc hậu. Nguyên nhân một phần là do việc phát triển công nghệ đi sau, một phần là do yếu tố con người.
Truyền hình di động cần những nhân tài không chỉ hiểu về kỹ thuật vi tính và mạng Internet mà còn phải có kiến thức về truyền thông và những đặc tính của di động có những tính năng truyền thông mới. Mọi người mong muốn đón nhận không phải là hệ thống hữu tuyến, không phải là đài truyền hình mà là ở chính nội dung chương trình, truyền hình di động cũng không ngoại lệ Không gian và tiềm năng cho sự phát triển thị trương truyền hình di động là rất lớn.
Tuy nhiên do bối cảnh thị trường của Trung Quốc có những đặc thù riêng nên những vấn đề vấp phải của sự phát triển truyền hình di động của Trung
Quốc cũng không giống các quốc gia khác. Một là những công nghệ hỗ trợ truyền hình di động muôn màu muôn vẻ khiến những nhà đầu tư và doanh nghiệp cảm thấy bối rối. Hai là khách hàng thường nhạy cảm với giá cả của dịch vụ truyền hình di động vì họ đã quen với tâm lý được dùng miễn phí rồi vì thế viễn cảnh thị trường trong thời gian trước mắt cũng không lạc quan lắm. Ba là những chương trình truyền hình di động còn tương đối đơn điệu. Bốn là truyền hình di động liên quan đến truyền hình và ngành thông tin vì thế những vấn đề quản lý lại càng trở nên nghiêm ngặt, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển và quy mô thị trường.
Trong triển lãm giao dịch chương trình truyền hình NATPE 2008, một triển lãm có quy mô và ảnh hưởng lớn nhất thế giới diễn ra hàng năm tại Mỹ, phó chủ tịch công ty SK Telecom, ông Joe Jason trong bài phát biểu của mình đã nhấn mạnh đến từ "điểm bộc phá". Mọi người đều nhận định điểm bộc phá trong truyền hình di động của Trung Quốc chính là Olympic Bắc Kinh 2008. Tuy nhiên Olympic đã kết thúc nhưng truyền hình di động của Trung Quốc vẫn chưa bộc phá. Nguyên nhân không gì khác chính là thể chế quản lý của cơ quan chủ quản ngành truyền hình và thông tin. Chúng ta đều biết truyền hình di động của Trung Quốc đã chậm chân trên trường quốc tế mà nguyên nhân không phải ở vấn đề công nghệ mà ở sự tranh chấp lợi ích giữa hai bên truyền hình và thông tin.
Trong thời đại toàn cầu hóa khoa học kỹ thuật và quốc tế hóa tiêu chuẩn những người nào nắm trong tay công nghệ và những phát minh sáng chế sẽ là những người có được lợi ích. Vậy thì ngành truyền hình với những ưu thế về việc sản xuất và quản lý nội dung chương trình nếu kết hợp với bên thông tin, nơi đã sẵn có một lượng đông đảo khách hàng sử dụng di động sẽ tạo ra một thị trường vô cùng tiềm năng. Tuy nhiên dưới thể chế quản lý hiện hành của đôi bên, trong quá trình hợp tác dễ dẫn đến việc tổn hại đến lợi ích đối phương. Vậy vấn đề hiện nay là đôi bên nên nghĩ đến lợi ích chung của quốc gia mà hợp tác trên phương diện tận dụng tất cả những ưu thế sẵn có của nhau. Có như vậy thì mới tạo ra được điểm bộc phá trong truyền hình di động của Trung Quốc và ngành truyền hình di động mới có thể phát triển ổn định và lâu dài đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xu hướng xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam hiện nay
Nhu cầu của công chúng hiện đại đòi hỏi truyền hình không chỉ là nhà cung cấp thông tin mà còn phải tích cực hơn trong xã hội hóa các loại hình chương trình, phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhiều tầng lớp trong xã hội. Vậy trong tương lai truyền hình sẽ phát triển theo xu hướng nào để khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy mạnh mẽ của các loại hình truyền thông hiện đại?
Chúng ta đang sống trong một thế giới có đặc điểm nổi bật là sự bùng nổ thông tin trên phạm vi toàn cầu. Thông tin đã xen vào mọi lĩnh vực, chi phối và làm thay đổi phương thức vận hành, quản lý một số hoạt động xã hội. Các phương tiện thông tin đại chúng trong đó có truyền hình đều đã và đang phát triển nhanh chóng, vượt xa sự hình dung của nhiều người.
Ở Việt Nam, cách đây khoảng 10 năm, ít người thấy trước được rằng, sau đổi mới một bước cơ chế quản lý, báo chí lại có bước lớn mạnh như vừa qua, và những năm tới chắc chắn còn có sự tăng trưởng nữa. Bởi vì, tính bình quân sự tiêu dùng báo chí của nhân dân ta vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Dư địa vẫn còn khá rộng để cho báo chí phát triển. Đấy là chưa tính đến sự xã hội của Internet, và báo mạng điện tử, hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng tin học đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Trong chúng ta không phải ai cũng có thể hình dung rõ rệt diện mạo và nhất là cơ chế hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng trong thời gian tới như thế nào. Nhưng có một điều chắc chắn là mỗi người đều phải tự mình nhìn lại và tự mình điều chỉnh các suy nghĩ truyền thống quen thuộc từ trước đến nay.
Tình hình ấy đặt ra nhiều thách thức lớn cho truyền hình - một phương tiện thông tin hùng mạnh. Tuy hiện tại, chiếc ti vi vẫn gần như chiếm giữ độc quyền cung cấp thông tin nhanh nhậy, rẻ tiền chọn. Nhưng ưu thế này trong thời gian tới có còn nguyên vẹn khi mà ở mỗi gia đình đều có không chỉ một, mà là hai, ba hoặc nhiều hơn nữa những chiếc máy vi tính nối mạng, và khi báo in được hệ thống bán lẻ phát hành miễn phí đến tận nhà theo yêu cầu của người đọc? Trong cuộc bùng nổ về thông tin, giữa lòng cuộc cạnh tranh gay gắt để tranh giành công chúng, điều cần thiết với những người làm truyền hình không chỉ là sự cố gắng nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn, mà điều quan trọng là phải nhận thứ rõ những thách thức và thời cơ,
thấy được xu thế vận động làm cơ sở để xây dựng chiến lược hành động phù hợp cho sự phát triển của ngành.
Vậy, trong tương lai truyền hình sẽ phát triển theo xu hướng nào để tồn tại và phát triển, để tìm được chỗ đứng trong dòng chảy phát triển của các cơ quan báo chí đang tích cực tham gia mạnh mẽ vào tiền trình xã hội hóa các hoạt động của mình? Trong xu thế đó, là một ngành mang tính báo chí kinh tế kỹ thuật cao, truyền hình càng không thể đứng ngoài cuộc.
1. Trước hết xin được tiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế. Dù muốn hay không thì báo chí nói chung và truyền hình nói riêng có thể phát triển được vấn đề đầu tiên cần được giải quyết đó là nguồn kinh hí. Truyền hình là một loại truyền thông rất tốn kém nên vấn đề trên lại càng trở nên quan trọng. Nhưng ai sẽ là người cung cấp tài chính cho truyền hình? Phải tham gia vào tiến trình xã hội hóa, trước hết là xã hội hóa về nguồn kinh phí đầu tư cho sản xuất các chương trình, truyền hình mới có điều kiện phát triển.
Quá trình này đã diễn ra và chắc chắn sẽ diễn ra rất nhanh trong thời gian tới. Trước đây nguồn kinh phí đầu tư cho truyền hình chủ yếu là từ ngân sách. Đó là điều kiện cần thiết cho giai đoạn đầu của truyền hình. Nhưng chỉ trông vào nguồn kinh phí từ ngân sách sẽ là rất khó khăn cho sự phát triển của truyền hình trong điều kiện hiện tại và những năm sau này. Trong 3 năm 1996 đến 1998 thời lượng phát sóng qua vệ tinh gấp đôi nhưng kinh phí từ ngân sách gần như không thay đổi. Đây là một nghịch lý trong tiến tình phát triển. Tình hình trên chỉ thực sự được cải thiện khi truyền hình Việt Nam được phép thực hiện cơ chế khoán thu chi để có điều kiện thu hút các nguồn kinh phí trong xã hội vào việc sản xuất các chương trình.
Đến nay, nguồn thu từ quảng cáo đã tăng gấp nhiều lần so với trước, đạt được hàng trăm tỷ mỗi năm. Theo con số thống kê gần đây, riêng thu từ quảng cáo, truyền hình Việt Nam và truyền hình thành phố Hồ Chí Minh mỗi năm đã thu được trên 1.300 tỷ đồng. Và trên 20% số đó đã được dùng trở lại để đầu tư cho sản xuất chương trình. Nếu tính con số tuyệt đối thì tiền thu từ quảng cáo đến nay vượt kinh phí chi thường xuyên, bước đầu cải thiện nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động sản xuất chương trình.
Ngoài nguồn thu từ quảng cáo, truyền hình Việt Nam cũng đang quan tâm phát triển mạng truyền hình trả tiền và khuyến khích nhiều nguồn đầu tư khác trong xã hội cho hoạt động sản xuất chương trình. Đã có nhiều khâu, nhiều công đoạn của truyền hình có sự tham gia của các thành phần trong xã hội để tổ chức, dàn dựng bối cảnh. Ví dụ: Chương trình Nhà nông đua tài:
Tiền tổ chức thực hiện là do các cấp hội nông dân Việt Nam huy động.Truyền hình chỉ trả chi phí cho kíp sản xuất. Các chương trình "Chiếc
nón kỳ diệu", "Hãy chọn giá đúng", "Đường lên đỉnh Olimpia" và ngay cả các chương trình tuyên truyền chính trị như: "Người đương thời", "Vì người
nghèo"… đều được sản xuất từ một phần kinh phí của các doanh nghiệp tài
trợ… Điều này, đã trở nên rất có tác dụng trong khi tiềm lực của truyền hình còn nhiều hạn chế. Tất cả những điều đó đều đã và đang tích cực tạo nên một diện mạo của Truyền hình Việt Nam hôm nay.
Tuy điều kiện về tài chính đã cải thiện nhiều so với trước, nhưng nhìn chung, các nguồn thu này còn quá khiêm tốn so với hàng nghìn tỷ đồng cần phải có đầu tư xây dựng trung tâm truyền hình Việt Nam. Để có đủ điều kiện đầu tư cho phát triển, đa dạng hóa các nguồn thu, xã hội hóa về mặt kinh phí là một xu thế tất yếu đối với truyền hình Việt Nam trong những năm tới.
2. Xã hội hóa về sản xuất và quảng cáo các chương trình truyền hình, đây
cũng là một xu thế mang tính tất yếu. Xu hướng này đã xuất hiện ngay từ
những ngày đầu truyền hình ra đời. Sau này sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi một điều hiển nhiên là không ai sản xuất chương trình truyền hình để chỉ cho mình xem cả. Phải sản xuất để cho công chúng xem và phục vụ nhu cầu xem của công chúng. Nhu cầu của công chúng đòi hỏi càng cao, càng đa dạng, thì truyền hình cần phải nỗ lực nhiều hơn để thoả mãn điều ấy. Sau gần 20 năm đổi mới, tiềm lực kinh tế đất nước đã có sự phát triển mạnh so với trước. sản xuất đã cho ra đời nhiều loại hàng hóa hơn. Từ một quốc gia không đủ ăn, sống chủ yếu nguồn viện trợ ở bên ngoài, chúng ta đã vươn lên trở thành một cường quốc trong xuất khẩu lương thực… điều kiện sống của người Việt Nam được nâng lên. Cùng với đó là những thay đổi trong nhận thức, tư duy. Công chúng giờ đây không chỉ muốn ăn ngon mặc đẹp mà còn còn nhu cầu giải trí khác. Điều này làm xuất hiện thị trường vui chơi, giải trí. Trong lĩnh vực này, truyền hình đã tỏ ra lợi thế cạnh tranh của mình. Khả năng quảng bá của màn ảnh nhỏ làm cho truyền hình trở thành là người tổ chức các cuộc thi, vui chơi giải trí mang tính toàn quốc. Các chương trình Chiếc nón kỳ diệu, Sao Mai điểm hẹn, Hãy chọn giá đúng…
xuất hiện trên VTV đã trở thành những sân chơi hấp dẫn, bổ ích, với khả năng thu hút rất đông đảo khán giả.
Có thể nói, với hình ảnh và âm thanh sống động, truyền hình đã can thiệp vào thị trường giải trí và chi phối thị trường này. Chúng ta đã thấy giới bầu sô âm nhạc đã từng bị lép vế trong các cuộc chơi lớn từ khi Sao mai điểm hẹnra đời. Và chúng ta cũng đã thấy, phải nhờ có truyền hình mà một số loại hình sân khấu truyền thống như Kịch nói, Chèo tuồng, Cải lương… lại có thêm điều kiện đến với công chúng.Truyền hình đã và đang trở thành một rạp hát khổng lồ, đa năng, giúp cho công chúng có thể tìm thấy gần như tất
cả những loại hình sân khấu, giải trí phù hợp với nhu cầu của mình; để rồi, thay vì đến các địa điểm vui chơi giải trí, công chúng có thể lựa chọn hình thức ở nhà để thực sự thư giãn đầu óc với vòng quay "Chiếc nón kỳ diệu"
hay cùng hồi hộp với những người chơi trong chương trình "Hãy chọn giá đúng"…
Nhu cầu của công chúng hiện đại đã khiến cho truyền hình không chỉ là nhà cung cấp thông tin thời sự chính trị mang đậm dấu ấn của báo chí nữa, mà còn đòi hỏi truyền hình phải tích cực hơn trong xã hội hóa các loại hình chương trình phục vụ nhu cầu ngày một đa dạng, phong phú của công chúng. Tất nhiên nhu cầu của công chúng ở đây không phải là phép cộng thuần tuý nhu cầu của các cá nhân. Bởi theo nhu cầu của tất cả công chúng truyền hình dễ sa vào thoả mãn cả những nhu cầu phi văn hóa.
Trên phương diện kỹ thuật cũng đang dần thể hiện rõ xu thế hóa của truyền hình. Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật,mà các loại thiết bị phục vụ cho sản xuất các chương trình truyền hình cũng trở nên ngày một hiện đại, tiện nghi và đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với trước. Cách đây không lâu đ có một thiết bị sản xuất chương trình đúng quy chuẩn người ta phải bỏ ra ít nhất hàng trăm ngàn USD. Điều đó khiến cho khả năng được tham gia vào các hoạt động của truyền hình trở nên xa sỉ với tất cả mọi người dân. Nhưng nay nhờ có công nghệ số hóa Digital, giá thành của những chiếc máy ghi hình đã giảm hàng trăm lần so với trước. chỉ với 1.000 USD là công chúng có thể mua được một chiếc máy quay kỹ thuật số hóa và có thể bắt tay vào công đoạn đầu tiên sản xuất chương trình truyền hình. Điều này mở ra một khả năng hợp tác vô cùng rộng lớn cho cả truyền hình và công chúng. Về phía công chúng, có thể tham gia trực tiếp vào thực hiện các chương trình truyền hình. Và cũng chính điều ấy mà nội dung, hình thức thông tin của truyền hình sẽ ngày một đa dạng và mới hơn.