Đáp á nA loại vì quyết định giải giáp quân đội Nhật được thảo luận tại hội nghị Pốtxđam.

Một phần của tài liệu DANH GIA NANG LUC DHQG TPHCM (Trang 65 - 66)

- Đáp án B đúng vì ngày 9/3/1945, Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp và độc chiếm Đông Dương. Lúc này, phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam. Trong các nội dung của Hội nghị Ianta, quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít có tác động tích cực đến Việt Nam, tạo điều kiện cho ta giành chính quyền.

- Đáp án C loại vì việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á có tác động tiêu cực đến Việt Nam.

- Đáp án D loại vì giai đoạn trước năm 1977 (khi Việt Nam chưa tham gia Liên hợp quốc), Liên hợp quốc chưa có ảnh hưởng gì đến Việt Nam.

Chọn B. 117. A

Phương pháp: Phân tích. Cách giải:

- Đáp án B, C loại vì sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây và việc Mĩ – Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là do cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh lạnh quá tốn kém và chiến tranh lạnh làm suy giảm vị thế của hai nước này.

- Đáp án D loại vì xu thế toàn cầu hóa là 1 hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học – kĩ thuật và đây là 1 xu thế khách quan.

- Đáp án A đúng vì sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh phát triển mạnh mẽ, các quốc gia lần lượt giành được độc lập, hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc, thực dân bị phá vỡ. Vị thế, sức mạnh của các nước đế quốc, thực dân suy giảm, còn vai trò của Liên Xô và Trung Quốc được tăng cường => thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai góp phần làm xói mòn trật tự thế giới hai cực Ianta.

Chọn A. 118. D

Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải:

- Đáp án A loại vì Hội nghị TW 6 (11/1939) bước đầu đánh dấu sự chuyển hướng của cách mạng Đông Dương và đến Hội nghị TW 8 (5/1941) thì hoàn chỉnh sự chuyển hướng.

- Đáp án B loại vì Hội nghị TW 6 (6/1939) đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước. - Đáp án C loại vì thời kì đấu tranh công khai, hợp pháp là giai đoạn 1936 – 1939, sau sự chuyển hướng của Đảng trong lãnh đạo cách mạng thì ta bước vào đấu tranh bí mật.

- Đáp án D đúng vì Hội nghị TW 8 (5/1941) thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng: Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và thành lập riêng ở Việt Nam một mặt trận dân tộc thống nhất riêng – Mặt trận Việt Minh.

Chọn D. 119. D

Phương pháp: Phân tích. Cách giải:

- Đáp án A loại vì khả năng chống đế quốc của trung và tiểu địa chủ đã được xác định trong nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên (2/1930).

- Đáp án B loại vì Luận cương có hạn chế là nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

- Đáp án C loại vì mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam gồm 2 mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và giương cao ngọn cờ dân tộc => chỉ giải quyết 1 mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam. - Đáp án D đúng vì nguyện vọng số 1 của dân tộc Việt Nam, của nông dân Việt Nam là giải phóng dân tộc. Giai cấp nông dân Việt Nam là 1 bộ phận của dân tộc Việt Nam, mà dân tộc ta đang phải chịu nỗi đau mất nước, giai cấp nông dân là lực lượng cách mạng to lớn và đông đảo nhất, liên tiếp đứng lên đấu tranh chống đế quốc để giành độc lập. Nếu không đòi được quyền lợi dân tộc thì quyền lợi của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được.

Chọn D. 120. A

Phương pháp: So sánh. Cách giải:

Hội nghị tháng 11 - 1939 và Hội nghị tháng 5-1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đều chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Trong đó, Hội nghị TW 6 (11/1939) đánh đấu bước đầu của sự chuyển hướng khi đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu còn Hội nghị TW 8 (5/1941) đánh dấu sự hoàn chỉnh trong việc chuyển hướng chỉ đạo của Đảng.

Chọn A.

Một phần của tài liệu DANH GIA NANG LUC DHQG TPHCM (Trang 65 - 66)