* Quy mô ngân hàng (SIZE)
Các NHTM với quy mô lớn thường được xem có sức cạnh tranh cao hơn so với các NHTM có quy mô nhỏ hơn trong việc cung cấp các khoản vay lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tiếp cận với các loại tài sản và nguồn vốn dễ dàng hơn (Võ Xuân Vinh và Dương Ánh Tiên, 2016). Đồng thời, quy mô càng lớn, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì hệ thống ngân hàng hoạt động càng hiệu quả (Nguyễn Hữu Huân và Trần Huy Hoàng, 2016). Những nghiên cứu như: của Noman và cộng sự (2015), của Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013) cũng cho kết quả tương tự. Ngược lại, nghiên cứu của Võ Minh Long (2019), Faiza Irshad & Khalid Zaman (2011) đưa ra kết quả rằng quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM.
Trong nghiên cứu này, tác giả kì vọng:
H1: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của
NHTMCP Việt Nam.
* Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng (Loan to Deposit Ratio- LDR)
Nếu tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng cao cho thấy ngân hàng đang có ít nguồn vốn để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là khi các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Khi tỉ lệ LDR tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị ngân hàng
đòi hỏi phải thắt chặt tín dụng, do đó, lãi suất có chiều hướng tăng lên, điều này làm ảnh hưởng đến các quyết định về đầu tư và cho vay (Theo Nhật Trung, 2010). Trong khi đó, các ngân hàng có LDR thấp thường có khả năng giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hóa danh mục cung ứng cho khách hàng (Trương Quang Thông, 2012). Tức là, những nghiên cứu này cho rằng LDR tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của NHTM.
Ngược lại, nếu trong tổng nguồn vốn huy động được chủ yếu là trong ngắn hạn, danh mục cho vay của ngân hàng sẽ tài trợ cho các tài sản thanh khoản nhiều hơn. Bên cạnh đó, nguồn cho vay chủ yếu của ngân hàng là mua các giấy tờ có giá của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần đây để giảm thiểu rủi ro đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng (Bùi Nguyên Khá, 2016), tức là tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu của Islam & Nishiyama (2016) cũng cho kết quả tương tự.
Trong nghiên cứu này, tác giả kì vọng:
H2: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng LDR có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam.
* Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản (Loan to Asset Ratio - LAR)
Trong điều kiện VN, cũng như hệ thống ngân hàng các nền kinh tế mới nổi, các ngân hàng thường tập trung sử dụng các nguồn vốn vào hoạt động truyền thống là cho vay. Các khoản cho vay thông thường có tính thanh khoản thấp; do đó, những khoản rút tiền lớn và không được dự báo trước có thể dẫn đến việc mất thanh khoản của ngân hàng (Bonin & cộng sự, 2008). Hậu quả của thiếu hụt thanh khoản có thể gây ra những vấn đề trầm trọng hơn cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng như việc mất đi những cơ hội kinh doanh, mất khách hàng, mất thị trường, sụt giảm lòng tin của công chúng (Trương Quang Thông, 2012). Tuy nhiên, nghiên cứu của Said & Tumin (2011) ở NHTM tại Malaysia và Trung Quốc lại cho thấy LAR không có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Trong nghiên cứu này, tác giả kì vọng:
H3: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam.
* Chênh lệch lãi suất bình quân - Earning Sread (SPREAD)
Chênh lệch lãi suất bình quân đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất bình quân. Nếu các nhân tố khác không đổi, chênh lệch lãi suất bình quân của ngân hàng sẽ giảm khi sự cạnh tranh tăng lên, buộc hội đồng quản trị phải cố gắng tìm ra những biện pháp (như thu phí từ các dịch vụ mới) bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất. (Peter S. Rose, 1999).
SPREAD= Tong tài sǎn sinh ờiTong thu từ lãi và thu tương tự � �ì� ��â�ℎ Tong tài sǎn trǎ lãi bình quân- Tong chi phí lãi và chi phí tương tự
Trong đó:
Tổng tài sản sinh lời gồm: cho vay khách hàng, chứng khoán kinh doanh, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi tại NHTW, chứng khoán đầu tư, góp vốn, đầu tư dài hạn, các công cụ tài chính phái sinh và các tài chính khác.
Tổng tài sản trả lãi gồm: tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá, tiền gửi khách hàng, nợ chính phủ và NHTW.
Theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s, tỷ lệ này nếu dưới 3% là thấp, trên 5% là quá cao.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Công Tâm – Nguyễn Minh Hà (2012) cho thấy SREAD có tác động ngược chiều đến ROA, tức lãi suất càng tăng thì khả năng sinh lợi của ngân hàng càng giảm. Khi lãi suất tăng, các ngân hàng thường ưu tiên tập trung vốn để cho vay nhiều hơn là đầu tư vào các chứng khoán thanh khoản (Ramlall, 2009) khiến ngân hàng gặp phải rủi ro rín dụng, dẫn đến chất lượng khoản vay mới không cao làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngược lại, nghiên cứu của
Kosak và Cok (2008) lại đưa ra kết quả là SPREAD có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Chênh lệch lãi suất bình quân càng lớn thì khả năng sinh lời của các ngân hàng càng lớn, đồng thời điều này cũng phản ánh một cách gián tiếp khả năng cạnh tranh trên thị trường của các ngân hàng. Nghiên cứu của Muhammad Ayub Siddiqui (2011) cũng cho kết quả tương tự.
Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng:
H4: Chênh lệch lãi suất bình quân có tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của NHTMCP Việt Nam.