Tác động của tỷ lệ thất nghiệp đến tính thanh khoản

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 61)

Trong mô hình, biến tỷ lệ thất nghiệp UNE có hệ số hồi quy là -8.6370 với độ tin cậy đạt 90% và mức ý nghĩa là 10%. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, tỷ lệ thất nghiệp tăng 1 đơn vị sẽ làm tính thanh khoản giảm 8.637 đơn vị. Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp có tác động yếu và ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng của tác giả, chấp nhận giả thuyết 10: tỷ lệ thất nghiệp càng tăng thì khả năng thanh khoản càng giảm. Thất nghiệp nhiều làm giảm vốn huy động vì những người thất nghiệp không có những khoản tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm dẫn đến cản trở việc tạo ra thanh khoản. Ngoài ra cũng có trường hợp thất nghiệp xảy ra làm mất nguồn thu nhập chủ yếu để hoàn trả các khoản nợ vay hiện hành. Điều này gây áp lực cho ngân hàng về việc bù đắp những tổn thất này cho nên thanh khoản dễ bị sụt giảm. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của các tác giả như Vodová (2011); Madhi (2017).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Trong chương này, bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng theo mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) được ước lượng lại bởi phương pháp GLS, nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng là quy mô ngân hàng (SIZE); nợ xấu (NPL); tỷ lệ cho vay (LDR); tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) và tỷ lệ thất nghiệp (UNE). Các nhân tố có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng là khả năng sinh lời (ROE) và tỷ lệ lạm phát (INF). Nghiên cứu chưa tìm được mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản với tỷ lệ tiền gửi (DEP); tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LPR) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP). Dựa vào các kết quả tìm được, tác giả sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng như chỉ ra những hạn chế trong nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Bài viết sử dụng mô hình REM được ước lượng lại bởi phương pháp GLS để nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020. Nghiên cứu sử dụng chỉ số tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi làm đại diện biến phụ thuộc LIQ. Các nhân tố tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng với mức độ tác động mạnh là khả năng sinh lời ROE và tỷ lệ lạm phát INF. Các nhân tố tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản của ngân hàng với mức độ tác động yếu là quy mô ngân hàng SIZE và tỷ lệ thất nghiệp UNE; với mức tác động mạnh là tỷ lệ nợ xấu NPL, tỷ lệ cho vay LDR và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP. Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của 3 nhân tố tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LPR và tỷ lệ cho vay LDR.

Như vậy, khóa luận đã giải quyết được 3 câu hỏi nghiên cứu: (1): Những nhân tố nào ảnh hưởng từ bên trong và nhân tố nào ảnh hưởng từ bên ngoài?; (2): Những nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực? Những nhân tố nào ảnh hưởng tích cực?; (3): Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến thanh khoản của NHTM như thế nào?.

5.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao tính thanh khoản của ngân hàng5.2.1. Đối với NHTM 5.2.1. Đối với NHTM

Một là, các ngân hàng cần có lộ trình tăng tổng tài sản hợp lý, tránh tăng trưởng quy mô quá nhanh mà không chú trọng đến chất lượng tài sản và trình độ quản lý. Các nhà quản trị cần quản lý tốt hơn các tài sản thanh khoản. Thay vì tích trữ tài sản thanh khoản, các ngân hàng nên đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền gửi tại các TCTD khác hoặc các giấy tờ có giá có thanh khoản cao như tín phiếu kho bạc. Như vậy sẽ vừa tạo ra lợi nhuận vừa đảm bảo được khả năng thanh khoản.

Hai là, tăng vốn chủ sở hữu. Các ngân hàng cần nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn bằng cách tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng lớn,

tuân thủ các quy định của NHNN về bảo đảm an toàn hoạt động nhằm tạo dựng uy tín và niềm tin trên thị trường. Điều này sẽ giúp ngân hàng thu hút nhà đầu tư và dễ dàng đi vay trên thị trường liên ngân hàng khi có nhu cầu thanh khoản. Trong thời kỳ dịch bệnh Covid như hiện nay, việc tăng vốn chủ sở hữu trở nên khó khăn hơn tuy vậy vẫn có những giải pháp phù hợp như các ngân hàng có thể chuyển lợi nhuận thành vốn góp hoặc tăng hệ số vốn. Bên cạnh đó, các NHTM có thể phát hành cổ tức, cổ phiếu thưởng để tạo nguồn vốn ổn định; đối với các ngân hàng chưa có cổ đông nước ngoài thì phát hành cổ đông nước ngoài.

Ba là, tăng cường khả năng sinh lời. Từ kết quả ước lượng cho thấy tỷ suất lợi nhuận (ROE) tác động tích cực đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng. Chính vì vậy các NHTM nên tăng cường hiệu quả kinh doanh, các ngân hàng nên đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng và đa dạng hóa nguồn thu lợi nhuận thay vì quá chú trọng vào tín dụng.

Bốn là, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, tăng cường xử lí nợ xấu. Các ngân hàng thực hiện xử lý nợ xấu theo nghị quyết số 42/2017/QH14, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng và bán nợ cho Công ty quản lý tài sản VAMC. Về phía khách hàng, ngân hàng phối hợp với khách hàng để cơ cấu lại nợ, hỗ trợ đối với khách hàng có thiện chí trả nợ và tích cực sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, nhằm hạn chế nguy cơ rủi ro tín dụng, các ngân hàng cần xây dựng chính sách tín dụng và giám sát quy trình tín dụng chặt chẽ.

Năm là, quản lý và điều chỉnh tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy động một cách hợp lý. Đối với việc cấp tín dụng, ngân hàng cần cân đối giữa cho vay và huy động bằng cách duy trì một nguồn dự phòng phù hợp. Đối với tổng vốn huy động, cần nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân hàng. Do nhu cầu của khách hàng khi đến ngân hàng là khác nhau nên cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn (có nhiều sự lưa chọn lãi suất tương ứng với các kì hạn khác nhau) sẽ làm tăng sự hài lòng cho khách hàng.

Sáu là, ngân hàng cần có các phân tích dự báo về dòng tiền ra/vào cũng như đưa ra dự đoán về các dòng tiền bất thường có thể xảy ra đột ngột nhằm bảo đảm dự trữ đủ thanh khoản.

5.2.2. Đối với NHNN

Một là, NHNN cần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, tăng cường thanh tra tại chỗ kết hợp giám sát từ xa để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm, tăng cường giám sát hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao.

Hai là, NHNN quy định tỷ lệ dự trữ thanh khoản, giám sát lộ trình tăng vốn của các NHTM để đảm bảo khả năng thanh khoản.

Ba là, NHNN nên thường xuyên phân tích thông tin thị trường, đưa ra các dự báo khách quan, mang tính khoa học để các NHTM có cơ sở tham khảo và có các định hướng đúng đắn trong việc hoạch định các chính sách thanh khoản sao cho vừa phát triển hợp lý vừa tránh được rủi ro.

Bốn là, NHNN nên duy trì giá cả ổn định, thể hiện ở mức lạm phát thấp và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. NHNN cần thực hiện linh hoạt việc bơm tiền ra/hút tiền về thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để điều tiết thanh khoản hợp lý.

5.3. Hạn chế của nghiên cứu

Tuy đã đạt được mục tiêu trong việc phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam và trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu, khóa luận vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Thứ nhất, hạn chế về số quan sát do khoảng thời gian nghiên cứu ngắn (11 năm) và số lượng ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ít (25 ngân hàng). Thứ hai, đối với các biến độc lập, cả các yếu tố vi và vĩ mô tác giả chỉ mới đề cập đến một số biến thông dụng xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, chưa có sự xem xét đến tác động của các nhân tố khác như lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng, mức độ sở hữu của Nhà nước, … Đồng thời, tác

giả chưa đưa được biến trễ vào mô hình. Thứ ba, có 4 chỉ số đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng nhưng tác giả chỉ mới sử dụng một chỉ số trong bài nghiên cứu.

5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ các hạn chế đã trình bày, tác giả gợi ý một số hướng nghiên cứu trong tương lai:

Thứ nhất, kéo dài thời gian nghiên cứu và tăng số lượng ngân hàng nhằm tăng mẫu quan sát. Mở rộng đối tượng nghiên cứu, không chỉ các NHTMCP Việt Nam mà có thể bao gồm toàn bộ NHTM trong hệ thống hoặc các NHTM trong khu vực Đông Nam Á.

Thứ hai, đưa thêm các biến khác vào mô hình như lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng, tỷ giá, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay, biến trễ khả năng thanh khoản,…

Thứ ba, sử dụng cả 4 chỉ số đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng nhằm tìm ra chỉ số phù hợp nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Trong chương 5, tác giả trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu tìm được, đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Cụ thể, các NHTM cần tăng trưởng quy mô, vốn chủ sở hữu hợp lý, tăng cường khả năng sinh lời, cải thiện hoạt động cho vay và tích cực xử lý nợ xấu. Đối với NHNN, cần đưa ra các chính sách hợp lý, quy định tỷ lệ dự trữ thanh khoản, sử dụng linh hoạt các công cụ điều hành lãi suất, kiềm chế lạm phát và tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của các NHTM. Ngoài ra, tác giả chỉ ra những hạn chế của khóa luận như số lượng và thời gian nghiên cứu còn ít và ngắn, các biến chưa đa dạng và đại diện đầy đủ cho môi trường vi mô, vĩ mô. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như tăng số mẫu quan sát, đưa thêm biến vào mô hình, sử dụng thêm các chỉ số đo lường khả năng thanh khoản còn lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

Bộ Tài chính Kho bạc nhà nước. Con tàu kinh tế Việt Nam đã được neo giữ

an toàn, 2009.

Mai Thị Phương Thùy & Bùi Thị Điệp (2018). Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, 681, 63- 65.

Nguyễn Bảo Huyền (2016). Rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương

mại Việt Nam (Luận án Tiến sỹ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội).

Nguyễn Thị Gấm, Nguyễn Thanh Tùng & Phạm Thanh Hưng (2017).

Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Truy cập ngày 7/6/2021, từ https://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/quan-tri- rui-ro- tin-dung-doi-voi-doanh-nghiep-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam- 128356.html

Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017). Nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại

Việt Nam (Luận án Tiến sỹ, Trường đại học Ngân hàng, TP. Hồ Chí Minh).

Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016). Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, 9, 22-26.

Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Nguyễn Thanh Lâm (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013. Tạp chí Khoa học Lạc Hồng, 5, 19-24.

Nguyễn Thị Tuyết Nga (2019). Những yếu tố tác động đến thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, 708, 86-89.

Phạm Quốc Việt & Nguyễn Văn Vinh (2019). Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Tài chính, 704, 110- 113.

Thông tin điện tử Tổng cục thống kê (2021). Kinh tế Việt Nam 2020: Một năm tăng trưởng đầy bản lĩnh. Truy cập ngày 7/6/2021, từ https://www.gso.gov.vn/du- lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam- 2020-mot-nam-tang-truong-day- ban-linh/

Thư viện pháp luật (2017). Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 ban hành về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Văn bản chính phủ (2010). Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ban hành ngày

20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Văn bản pháp luật (2005). Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 22/4/2005 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

Văn bản pháp luật (2021). Thông tư số 03/2021/TT-NHNN ban hành ngày

2/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng 3 năm 2020 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19.

Văn bản pháp luật (2014). Thông tư số 39/2013/TT-NHNN ban hành ngày

31/12/2013 quy định về xác định, trích lập, quản lý và sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Vũ Thị Hồng (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 23(33), 32-49.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

Akhtar, M. F., Ali, K., & Sadaqat, S. (2011). Liquidity risk management: a comparative study between conventional and Islamic banks of Pakistan. Interdisciplinary journal of research in business, 1(1), 35-44.

Arif, A., & Anees, A. N. (2012). Liquidity risk and performance of banking system. Journal of Financial Regulation and Compliance, 20(2), 182-195.

Aspachs, O., Nier, E. W., & Tiesset, M. (2005). Liquidity, banking regulation and the macroeconomy. Available at SSRN 673883.

Baltensperger, E. (1980). Alternative approaches to the theory of the banking firm. Journal of monetary economics, 6(1), 1-37.

BASEL, C. (2008). Principles for sound liquidity risk management and supervision. Basel Committee on Banking Supervision.

Berger, A. N., Bouwman, C. H., Kick, T. K., & Schaeck, K. (2010). Bank liquidity creation and risk taking during distress.

Berger, A. N., & Bouwman, C. H. (2013). How does capital affect bank performance during financial crises?. Journal of financial economics, 109(1), 146- 176.

Bessis, J. (2011). Risk management in banking. John Wiley & Sons.

Bloem, A. M., & Gorter, C. (2001). The treatment of nonperforming loans in macroeconomic statistics (Vol. 1). International Monetary Fund.

Delechat, M. C., Arbelaez, M. H., Muthoora, M. P. S., & Vtyurina, S. (2012). The determinants of banks' liquidity buffers in Central America. International Monetary Fund.

Fola (2015). Factors affecting liquidity of selected commercial banks in Ethiopia (Master’s thesis, Addis Ababa University, Ethiopia).

Frees, E. W. (2004). Longitudinal and panel data: analysis and applications in the social sciences. Cambridge University Press.

Gorton, G., & Winton, A. (1999). Liquidity provision, the cost of bank capital, and the macroeconomy. Institute for Financial Studies, Carlson School of Management, University of Minnesota.

Hempel, Gerorge H., & Simonson, Donald G. (1998). Bank Management: Text and Cases, 5th Edition. New York: John Wiley & Sons, Inc.

Horváth, R., Seidler, J., & Weill, L. (2014). Bank capital and liquidity creation: Granger-causality evidence. Journal of Financial Services Research,

45(3), 341-361.

Joseph, M. T., Edson, G., Manuere, F., Clifford, M., & Michael, K. (2012). Non performing loans in commercial banks: a case of CBZ Bank Limited in Zimbabwe. Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, 4(7),

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w