Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên chiều cao cây và đường kính thân dâu tây sau

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dâu tây (Trang 37 - 39)

sau 2 đợt thí nghiệm.

Chiều cao cây và đường kính thân là hai chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng khi đánh giá mức độ sinh trưởng. Hai yếu tố này thể hiện khả năng sinh trưởng của cây trồng. Tác động các yếu tố ngoại sinh làm cho cây có mức độ sinh trưởng tối ưu sẽ là điều kiện để có thể đạt năng suất cao.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của NAA và GA3 lên chiều cao cây và đường kính thân dâu tây

sau 2 đợt thí nghiệm. NT CCC (13/5) (cm) CCC (13/6) (cm) ĐKT (13/5) (mm) ĐKT (13/6) (mm) NT1(Đ/C) 19,5b 21,29d 12,88c 13,31c NT2 20,61b 22,2cd 14,75ab 15,4a NT3 19,61b 22,56cd 14,86ab 15,32ab NT4 20,17b 22,76cd 15,21a 15,8a NT5 24,39a 25,57bc 12,89c 13,39c NT6 24,67a 26,78ab 13,26bc 13,67c NT7 26,94a 29,54a 13,43bc 13,86bc CV% 6,82 5,1 5,21 4,33

Ghi chú: Những kí tự theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt xét về phương diện thống

Theo bảng 4.1, hai đợt xử lý cho kết quả về xu hướng tăng trưởng chiều cao cây và đường kính thân tương tự nhau. Sự kéo dài thân có thể quan sát rất rõ ở các nghiệm thức phun GA3 so với các nghiệm thức khác.

Ở lần xử lý thứ nhất, xét về chỉ tiêu chiều cao cây các nghiệm thức phun gibberellin cây đạt cao nhất, khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê với các nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức phun NAA. Các nghiệm thức phun NAA cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức đối chứng. Giữa các nồng độ xử lý của cùng 1 hóa chất không cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê học.

Sự tăng trưởng chiều cao cây bằng cảm quan cho thấy rất rõ ràng giữa các chất sử dụng trong thí nghiệm. Những nghiệm thức phun gibberellin cây mọc vống lên và màu sắc thân, lá có vàng hơn so với đối chứng và các nghiệm thức phun NAA. Tuy nhiên việc gia tăng chiều cao cây quá mức sẽ không có lợi cho việc sản xuất thủy canh vì khi đó lá cây sẽ ngã xuống, gây khó chăm sóc, theo dõi và thu quả.

Theo bảng 4.1 ở lần xử lý lặp lại, giữa các nồng độ NAA xử lý và đối chứng không cho sự khác biệt ý nghĩa về chiều cao, giữa nồng độ GA3 10ppm với GA3 20ppm và GA3 10ppm với NAA 30ppm cho sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về chiều cao nhưng có sự khác biệt rất có ý nghĩa với nghiệm thức phun GA3 30ppm. Điều này có thể là do thời điểm xử lý này cây đã ra hoa, đậu quả ở một số nghiệm thức. Sự ảnh hưởng của sự phát triển lên sinh trưởng sinh dưỡng làm cho những biểu hiện không rõ như lần 1.

Đối với chỉ tiêu đường kính thân, sau mỗi lần xử lý cho thấy các nghiệm thức phun NAA có hiệu quả làm tăng đường kính thân so với đối chứng, gibberellin không có hiệu quả này. Đường kính thân lớn nhất ở nghiệm thức phun NAA 30ppm (15,2 mm) lần xử lý thứ nhất và 15,8 mm ở lần xử lý lặp lại và nhỏ nhất ở nghiệm thức đối chứng (12,88 mm và 13,3 mm) sau cả 2 lần xử lý. Giữa các nghiệm thức xử lý NAA 10ppm và 20ppm đều có sự khác biệt không có ý nghĩa về đường kính thân so với các nghiệm thức phun GA3 20ppm và 30ppm sau lần đầu xử lý, giữa nghiệm thức phun NAA 20ppm có sự khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức phun GA3 30ppm sau lần xử lý lặp lại. Giữa các nghiệm thức xử lý cùng 1 hóa chất không cho thấy sự khác biệt về mặt thống kê học.

Đường kính thân là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ sinh trưởng của cây. Nếu cây có đường kính thân mập, khỏe, nó sẽ là một điều kiện để cây có đủ sức sinh trưởng, nuôi hoa, quả, góp phần nâng cao năng suất và chu kỳ cho trái.

Thực nghiệm cho thấy nghiệm thức phun GA3 10ppm cho mức độ cao cây vừa phải, đường kính thân lớn, cho sự sinh trưởng cân đối.

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dâu tây (Trang 37 - 39)