Du lịch cuối tuần bao gồm các sản phẩm chính:

Một phần của tài liệu tiểu luận cuối kỳ tìm hiểu về quần thể khu di tích lịch sử núi bà đen (Trang 26 - 29)

+ Du lịch nghỉ cuối tuần ở Hồ Dầu Tiếng.

+ Du lịch nghỉ cuối tuần ở khu vực núi Bà Đen.

Khu du lịch cần phải tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ trên cả ba mặt: Thái độ phục vụ. Tiện nghi của hàng hóa dịch vụ.Khả năng sẵn sàng phục vụ.Giá cả sản phẩm.

Giá cả sản phẩm du lịch được xem là một yếu tố cạnh tranh và quyết định mức độ của tính hấp dẫn. Tuy nhiên, thái độ phục vụ, sự sẵn sàng và niềm nở trong phục vụ luôn mang đến sự hài lòng và sẽ hứa hẹn sự trở lại của du khách. Do đó nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ du lịch cũng là một hướng quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch cũng như tăng tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch đối với du khách.

3.4 MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

Dân tộc, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội, sức khỏe, khả năng tài chính và các yếu tố tâm sinh lí khác... Do vậy, để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách, các sản phẩm du lịch đòi hỏi phải đạt được nhiều tiêu chí. Thực tế, hoạt động du lịch mang bản chất và nội dung văn hóa sâu sắc. Trên cơ sở nền tảng văn hóa dân tộc - vùng miền, hoạt động du lịch luôn đem đến cho du khách những sản phẩm chứa đựng các giá trị nhân văn đặc sắc mang sắc thái bản địa, đó chính là những sản phẩm

du lịch.

Sản phẩm du lịch trước hết là một loại hàng hóa nhưng là một loại hàng hóa đặc biệt, bởi nó bao gồm cả những sản phẩm hữu hình và vô hình. Những sản phẩm hữu hình cụ thể là nhà hàng, khách sạn, ẩm thực, các mặt hàng thủ công truyền thống... Những sản phẩm vô hình như các dịch vụ vui chơi giải trí, thể dục thể thao, tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên, những nét độc đáo của văn hóa bản địa, lễ hội, tập tục của cộng đồng dân cư địa phương...

Do vậy, nó cũng cần có quá trình nghiên cứu, đầu tư, có người sản xuất, có người tiêu dùng... như mọi hàng hóa khác. Sản phẩm du lịch thường mang những đặc trưng văn hóa cao, thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng du khách. Đó có thể là một chương trình du lịch với thời gian và địa điểm khác nhau. Sản phẩm du lịch thể hiện trong các tour du lịch này chính là việc khai thác các tiềm năng, nguồn lực sẵn có trên một địa bàn hoặc được tạo ra khi biết kêt hợp chúng với nhau.

Du lịch còn là ngành kinh tế dịch vụ mang tính tổng hợp cao nhằm phục vụ và làm thỏa mãn các nhu cầu của con người, do vậy, cần tạo ra các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Theo luật du lịch, “sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”. Trong quá trình đi du lịch, du khách sẽ tiêu dùng các sản phẩm du lịch rất đa dạng. Không chỉ thỏa mãn những nhu cầu sinh học, du khách còn mong muốn được thỏa mãn các nhu cầu văn hóa ngày càng cao. Những nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào các yếu tố quốc gia, theo những thể thức riêng của từng cá nhân hay một công ty nào đó. Đó chính là việc khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các địa phương vào hoạt động du lịch như việc đưa

các loại hình nghệ thuật, dân ca, dân vũ, văn hóa ẩm thực hay các hình thức hoạt động thể thao, các hoạt động lễ hội truyền thống, trình diễn, diễn xướng dân gian... vào phục vụ du khách. Những hoạt động như vậy giúp cho du khách trực tiếp cảm nhận và hưởng thụ, trải nghiệm văn hóa mà họ vốn có nhu cầu nhưng không biết tiếp cận như thế nào, ở đâu, thời gian nào...? Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du lịch trên một địa bàn cụ thể. Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách trên địa bàn đó. Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa

KẾT LUẬN

Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu chi tiết điểm du lịch núi Bà Đen có thể rút ra một số kết luận : Núi Bà Đen đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch không chỉ cho tỉnh Tây Ninh mà còn cả vùng Đông Nam Bộ. Phát triển du lịch núi Bà Đen góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Cảnh quan núi Bà Đen là một khu danh thắng với nhiều hang rộng, động đẹp, thành cỏ tự nhiên, hồ nước.Ngoài ra ở đây còn có các di tích lịch sử,văn hóa và tôn giáo rất thuận lợi cho du lịch phát triển. Khí hậu nơi đây cũng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe và các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi. Có nhiều lợi thế góp phần phát triển du lịch với nhiều sản phẩm đa dạng như: Du lịch tham quan, thăm viếng các di tích lịch sử, văn hóa và tôn giáo.Vui chơi giải trí, cắm trại. Thể thao, mạo hiểm. Nghiên cứu . Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Thời gian qua, tiềm năng du lịch của núi Bà Đen vẫn chưa được khai thác đúng mức, nhiều tài nguyên chưa có điều kiện để phát huy tác dụng, thiếu sự quy hoạch phát triển đồng bộ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch và sự phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù những năm gần đây đã có sự quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nhưng chưa tương xứng với nhu cầu phát triển của khu di tích, đặc biệt là hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lí chất thải.Để tăng sự hấp dẫn của các hoạt động du lịch và kéo dài thời gian lưu trú của du khách cần có những giải pháp và thực hiện đúng đắn để khai thác triệt để và phát huy tác dụng những tiềm năng du lịch không chỉ ở núi Bà Đen mà còn cả tỉnh Tây Ninh. Cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Sở Thương mại-Du lịch, Công ty Du lịch, chính quyền địa phương để có các giải pháp đúng đắn phát triển khu di tích ngày càng giàu mạnh hơn.

Một phần của tài liệu tiểu luận cuối kỳ tìm hiểu về quần thể khu di tích lịch sử núi bà đen (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w