Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay DNN&V

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI (Trang 61 - 65)

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay DNN&V tại Agribank – Nam Đồng Nai

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Dƣ nợ CV DNN&V 1,923 2,257 2,359 Nợ quá hạn 15 11 9 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,78%x 0,48% 0,38% Nợ xấu 12 9 6 Tỷ lệ nợ xấu 0,62% 0,39% 0,25%

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Agribank Nam Đồng Nai[3]

Nợ quá hạn đƣợc coi là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lƣợng tín dụng. Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng

những nguy cơ rủi ro đối với ngân hàng mà khách hàng gây ra. Các khoản nợ quá hạn làm kéo dài thời hạn tín dụng, làm thay đổi kế hoạch tài trợ, kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác có thể dẫn tới nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán của ngân hàng và có thể làm ngân hàng phá sản. Tuy nhiên nợ quá hạn không phải là một tiêu chuẩn cứng nhắc mà nhìn vào đó có thể nói rằng ngân hàng cho vay có hiệu quả hay không. Tình hình nợ quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi nhánh Nam Đồng Nai đƣợc thể hiện qua bảng 2.9.

Nhìn vào bảng 2.9 ta thấy nợ quá hạn đối với DNN&V qua các năm nhƣ sau: năm 2017: 15 tỷ đồng; chiếm 0,78%; năm 2018 là 11 tỷ đồng, chiếm 0,48% và tƣơng tự năm 2019 là 9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nợ quá hạn là 0,38%. Những con số trên đây nói lên rằng tỷ lệ nợ quá hạn đối với DNN&V có xu hƣớng giảm và ở mức thấp. việc cho vay và mở rộng TD đối với loại hình khách hàng này là đáng tin cậy và tƣơng đối khả quan, an toàn.

Sở dĩ nhƣ vậy là do trong những năm qua, Chi nhánh đã có những biện pháp cụ thể, có hiệu quả để khắc phục nợ quá hạn và kết quả là tỷ lệ đã giảm từ 0,78% năm 2017 xuống còn 0,48% năm 2018 và 2019 chỉ còn 0,38%. Đây là một thành tích đáng ghi nhận trong công tác TD của Chi nhánh. Chi nhánh đã biết chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, đã có những lần giảm lãi suất cho vay thông thƣờng tùy thuộc vào thời gian và mức xếp hạng tín dụng. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ quá hạn đƣợc cải thiện còn do tập thể cán bộ đã cố gắng làm tốt công tác tín dụng từ khâu thẩm định khách hàng đến việc giám sát quản lý vốn vay, phân tích, đánh giá các phƣơng án dự án sản xuất kinh doanh để cho vay nên rủi ro do doanh nghiệp không trả ngân hàng giảm, nâng cao chất lƣợng tín dụng cho ngân hàng.

Tình hình nợ xấu đối với DNN&V tại Chi nhánh Agribank Nam Đồng Nai trong những năm 2017 đến 2019 giảm đáng kể.

Tỷ lệ nợ xấu đối với DNN&V tại Chi nhánh là khá thấp so với mức cho phép cũng nhƣ tỷ lệ nợ xấu chung của toàn hệ thống. Năm 2017 là 12 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,62% dƣ nợ DNN&V, năm 2018 tỷ lệ nợ xấu giảm còn 0,39% và chỉ còn 0,25% vào năm 2019.

Điều đó cho thấy Chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lƣợng tín dụng, tích cực thu hồi các khoản nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro để tập trung phát triển tín dụng đối với những khách hàng an toàn hơn.

Chất lƣợng cho vay đƣợc nâng cao cũng là do Chi nhánh là áp dụng thành công hệ thống xếp hạng nội bộ trên toàn hệ thống Agribank. Agribank đã ban hành hệ thống xếp hạng nội bộ để làm cơ sở cho việc phân loại khách hàng và từ đó ban hành chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng.

Một nguyên nhân khác cũng cần đề câp, đó là NH đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu đƣa ra ngoại bảng nhằm làm trong sạch bảng cân đối kế toán.

2.2.7 Tỷ lệ cho vay có TSĐB

Qua bảng số liệu 2.10 dƣới đây cho thấy lệ dƣ nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa có tài sản đảm bảo luôn ở mức rất cao. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh luôn thận trọng trong việc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay trung và dài hạn. Năm 2017, tỷ lệ này là 98%, năm 2018 là 99% và sang năm 2018 là 98,5%.

Bảng 2.10: Dƣ nợ cho vay DNN&V theo phƣơng thức đảm bảo tại Agribank – Nam Đồng Nai

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ Tỷ lệ Dƣ nợ cho vay DNNVV 1,923 100 2,257 100 2,359 100 Trong đó: Dƣ nợ có TSĐB 1,884 98 2,234 99 2,323 98,5 Dƣ nợ không có TSĐB 39 2 23 1 36 1,5

Cùng nhƣ nhiều ngân hàng khác, điều kiện để cho vay không có tài sản đảm bảo của Chi nhánh rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp phải đạt đƣợc các điều kiện sau: Xếp hàng tín dụng từ AA- trở lên, hệ số nợ ở dƣới 2,5, không có nợ gốc quá hạn tại Agribank, không có nợ nhóm 2 tại các tổ chức tín dụng khác trong thời gian một năm gần nhất và cung cấp báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán lập tại thời điểm gần nhất theo quy định của pháp luật kế toán.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn, có khả năng trả nợ cao hơn, vì thế dƣ nợ cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo cũng cần đƣợc Chi nhánh cân nhắc và chú trọng quan tâm hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào cho vay có tài sản đảm bảo cũng an toàn hơn cho vay không có tài sản đảm bảo, mức độ khả thi của dự án, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực sử dụng vốn mới thực sự là điều quan trọng đảm bảo cho khoản tín dụng tránh rủi ro, tổn thất. Vì vậy chi nhánh nên nới lòng chính sách về tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và quan tâm tới hình thức cho vay tín chấp nhiều hơn nữa để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận vốn ngân hàng ngày càng sâu rộng. Tất nhiên là có chọn lọc đối với các doanh nghiệp có uy tín, có tình hình kinh doanh tốt, có hiệu quả và có năng lực.

2.2.8 Trích lập dự phòng, xử lý rủi ro và thu hồi nợ sau xử lý

- Năm 2019 toàn Chi nhánh đã trích lập DPRR tín dụng thông thƣờng 16.673 triệu đồng, trong đó dự phòng cụ thể 8.212 triệu đồng, dự phòng chung 8.461 triệu đồng.

- Trong năm Chi nhánh đã XLRR nợ thông thƣờng số tiền 4.057 triệu đồng.

Tổng số thu nợ XLRR năm 2019 là 11.171 triệu đồng, đạt 221% kế hoạch Agribank giao năm 2019, trong đó thu nợ gốc: 5.191 triệu đồng và thu nợ lãi: 5.980 triệu đồng.

Một phần của tài liệu CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NAM ĐỒNG NAI (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w