- Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa Buôn bán hàng lương thực và thực phẩm
Nguồn: phòng TC-KT công ty thương mại An Dương
2.2.2 Vấn đề phân tích tài chính của công ty An Dương:
Dựa vào các báo cáo tài chinh của công ty thương mại An Dương, đưa vào phân tích theo các công cụ đã đưa ra, chúng ta thu được những kết quả sau:
Bảng thuyết minh một số chỉ tiêu phân tích tài chính :
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 Khả năng TTHH 1,8420 1,9400 1,9730 1,8850 Khả năng TTN 0,9410 0,9894 1,0050 0,9613 Khả năng TT lãi vay 2,8400 2,8410 2,4200 3,9700 Vòng quay dự trữ 8,30 7,95 8,44 7,96 DT/VLĐR( %) 95,91 96 96,2 96 Nợ/ TTS(%) 57,1 55,7 55,2 57 ROE (%) 19,1 17,8 17,45 21,7 ROA (%) 8,2 7,91 7,8 9,3
Từ bảng trên ta thấy, các chỉ tiêu đều tương đối ít biến động qua các năm, một số chỉ tiêu hầu như không thay đổi ( Dự trữ / Vốn lưu động ròng). Điều này cho thấy công ty đang ở trong chu kỳ phát triển tưong đối ổn định, tuy nhiên đi vào chi tiết chúng ta sẽ thấy một số vấn đề cần quan tâm đối với tình hình tài chính của công ty :
- Doanh thu tăng lên trong các năm qua, trong khi đó khả năng thanh toán hiện hành luôn ở mức cao (năm 2000 là 1,842 ; năm 2001là 1,94 ; năm 2002 là1,973 ; năm 2003 là 1,885) trong khi nợ ngắn hạn cũng không ngừng tăng lên điều này cho thấy sản xuất không ngừng gia tăng qua các năm. Vì vậy có thể nói, công ty vẫn đáp ứng được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình. Nhưng, cùng với việc đáp ứng được khả năng thanh toán thì công ty cũng sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của mình vì chi phí quản lý của công ty sẽ tăng lên.
- tỷ số khả năng thanh toán nhanh lần lượt qua các năm như sau, năm 2000 là 0,941 ; năm 2001là 0,9894 ; năm 2002 là 1,005 ; năm 2003 là 0,9613. Có thể nhận ra là tốc độ gia tăng nợ ngắn hạn là tương đối nhanh qua các năm. tuy dự trữ có thể đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn nhưng, có thể sẽ rất nguy hiểm khi thị trường đạt được sự bảo hòa, hàng hóa ứ đọng nhiều. Chi phí của công ty sẽ tăng cao, rất dễ dẫn tới mất khả năng thanh toán có thể kéo theo là việc phá sản.
- tỷ số Nợ / tổng tài sản, qua bảng trên ta nhận thấy tỷ số này là tương đối cao vì vậy công ty sẽ khó huy động thêm vốn trong thời gian tới. Tỷ số này cao đồng nghĩa với công ty có lợi nhiều hơn, nhưng cũng có nhiều trách nhiệm hơn đối với các chủ nợ.
- ngoài ra, các chỉ tiêu khác như khả năng thanh toán lãi vay như trên thể hiện, khả năng thanh toán của công ty là chưa cao so với những gì mà công ty đã thể hiện. Tỷ số Dự trữ / vốnlưu động ròng, không thay đổi nhiều nhưng ở mức cao . tức là, dự trữ đang trở thành gánh nặng cho tài sản lưu động, vì vậy tỷ số này cần được giảm xuống nhằm nâng cao khả năng tài trợ cho dự trữ của công ty.
-Về nhóm chỉ tiêu doanh lợi, có thể thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE) năm 2001 và 2002 có giảm nhưng không đáng kể, đến năm 2003 lại tăng mạnh điều này có thể nói đã làm thỏa mãn các chủ sở hữu. tuy nhiên Doanh lợi tài sản (ROA), thì chưa cao.
-Qua tất cả những phân tích trên, có thể thấy tình hình tài chính của công ty là rất sáng sủa, công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, chấp hành kỷ luật thanh toán với các đối tác kinh doanh và tiếp tục có lãi. Tuy nhiên cũng qua đó, ta nhận thấy vì công ty đang ở trong một chu kỳ phát triển tốt cho nên những yếu kém về quản lý tài chính chưa bộc lộ rõ ràng, nhưng luôn tiềm sự nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. từ đó có thể nhận thấy việc phân tích tài chính là rất cần thiết đối với công ty, nhằm đảm bảo cho hoạt động của công ty được an toàn. tránh tình trạng chủ quan, phiến diện, sự tồn tại và phát triển của công ty phải dựa trên những cơ sở khoa học, đấy mới là sự phát triển thực sự của một công ty. Và mặc dù trong những năm qua, công ty An Dương đã chú ý nhiều tới vấn đề này nhưng chưa quán triệt, thậm chí đôi lúc còn coi phân tích tài chính như là một công việc của kế toán. chính vì vậy trong công tác phân tích tài chính ở công ty không tránh khỏi tồn tại nhiều hạn chế.